Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Qua đèo Ngang

"Qua đèo Ngang" là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ở thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.Với phong cách trang nhã, bài thơ "Qua đèo ngang" cho thấy cảnh tượng Đèo ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thê hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả
Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.*
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
* Có phiên bản ghi là "rợ mấy nhà"
Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài "Qua đèo Ngang". Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của một người con hiến mình cho tổ quốc. Lần đầu nữ sĩ "bước tới Đèo Ngang", đứng dưới chân con đèo "đệ nhất hùng quan" này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng bình, vào thời điểm "bóng xế tà", lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã "tà", đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm "tà" cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá. Hai vế tiểu đối, điệp ngữ "chen", vần lưng: "đá" – "lá", vần chân: "tà" – "hoa", thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét