Mọi thứ cũng từ cái gốc mà ra. Một thời ngăn sông cấm chợ, chủ nghĩa lý lịch làm dân bần hàn, bần hàn thì đâm bần tiện, bần tiện riết thì thành hạ tiện.
Em nói chuyện nhỏ thôi, thế hệ em sinh sau 1975, năm 1984 em học lớp 1, lúc đó mới 6 tuổi thì biết con mẹ gì là con cháu ngụy quân ngụy quyền, nhưng vào, cô giáo nói giọng Bắc như chị, chỉ mặt: thế chúng mày con ngụy mà đi học làm gì??? Lên lớp 6, cũng không cho học tiếng Anh, hễ con cán bộ thì được ưu tiên chọn ngoại ngữ. Đến thời học đại học, năm 1995 thì may mắn hơn, không bị xét duyệt lý lịch. Thế nhưng bà chị, ông anh những năm 1988-1990 bị xét lý lịch để không cho thì vào các ngành cụ thể thời thượng lúc đó. Giáo dục thế, thì đòi hỏi dân nó thế nào?
Còn về luật pháp ư, chị đòi có bàn tay sắt, cứ đọc những lời của luật sư Cảnh nêu trên sẽ rõ. Án bỏ túi, thậm chí những người làm thẩm phán, chánh án, ra sao chị thừa biết rõ. Một cơ chế như vậy mà chị đòi thượng tôn pháp luật? Còn chấp pháp, thực thi pháp luật, lại chủ yếu dựa vào nghị định, thông tư, mà đôi khi mấy cái văn bản pháp quy nó chọi ngược với pháp luật. Hành pháp làm luật luôn thì đó là cái gì?
Nói 1 chuyện nhỏ thôi, CSGT mãi lộ, đừng nói là vì dân làm hư. Bởi anh đại diện cho pháp luật, cho công quyền, anh có trách nhiệm phải bảo vệ pháp luật trong mọi trường hợp. Chưa có cái đất nước nào buồn cười khi tuyên dương những người đại diện công quyền không nhận hối lộ. Nếu theo lập luận dân sao nhà nước vậy thì khác nào bác tổng kể chuyện tề thiên.
Ngay những người như chị, từng là hạt giống đỏ, cũng theo con qua Mỹ mà sống... vậy đất nước này đã như thế nào đây? Và đến khi nào luật pháp không coi yếu tố có công cách mạng là tình tiết ưu tiên? Thượng tôn pháp luật nó còn nằm trong não trạng của những người có quyền làm luật nữa kìa.
Chúng ta một thời vô thần, chúng ta không tin thượng đế, nhưng chúng ta không thể là nhân dân. Vậy niềm tin gốc rễ cho đạo đức xã hội dựa trên nền tảng nào đây?
Nếu theo quy luật khách quan, thì hiện tượng, sự việc... đang xảy ra là một điều tất yếu.
Muốn có bàn tay sắt ư? Trước hết phải có những con người thiệt sắt, biết xấu hổ, biết nhục, biết đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích quốc gia.
Một lỗi sơ đẳng, mà chị và cả những người cả 2 phía khi biên về những vấn đề như thế này mắc phải, hoặc có thể bỏ qua, đó là tính tương đồng trong so sánh.
Sự khác biệt của 2 chủ thể phải được so sánh trong mối quan hệ hoặc môi trường tương đồng. Ví như muốn so sánh xã hội Mỹ với xã hội Việt Nam, thì phải so sánh cả hệ thức vận hành xã hội.Đây chính là yếu tố mà các bác rân chủ lẫn không rân chủ lợi dụng để ngụy biện theo hướng có lợi cho quan điểm của mình.
Nguồn: Blog Beo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét