"Qua đèo Ngang" là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ở thời cận đại của lịch sửvăn họcViệt Nam.Với
phong cách trang nhã, bài thơ "Qua đèo ngang" cho thấy cảnh tượng Đèo
ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng
còn hoang sơ, đồng thời thê hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm
lặng cô đơn của tác giả
Bài thơ Qua Đèo Ngang được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.*
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
* Có phiên bản ghi là "rợ mấy nhà"
Trên đường vào Phú Xuân…, bước tới đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan
sáng tác bài "Qua đèo Ngang". Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và
nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà thương nước của một người con hiến
mình cho tổ quốc. Lần đầu nữ sĩ "bước tới Đèo Ngang", đứng dưới chân con
đèo "đệ nhất hùng quan" này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh -
Quảng bình, vào thời điểm "bóng xế tà", lúc mặt trời đã nằm ngang sườn
núi, ánh mặt trời đã "tà", đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối. Âm
"tà" cũng gợi buồn thấm thía. Câu 2, tả cảnh sắc: cỏ cây, lá, hoa… đá.
Hai vế tiểu đối, điệp ngữ "chen", vần lưng: "đá" – "lá", vần chân: "tà" –
"hoa", thơ giàu âm điệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc
nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi Đèo Ngang 200 năm về trước.
“
Ở tất
cả những bài thơ viết bằng luật Đường của bà, niêm luật đều chặt chẽ mà
không có cảm giác gò bó, xếp đặt, câu thơ trang nhã, từ ngữ chải chuốt
và chọn lọc công phu. Bà là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng nước
ta.
”
— Nguyễn Lộc - Từ điển Văn học
“
Những
bài thơ Nôm của bà truyền lại có ít, phần nhiều là thơ tả cảnh, tả tình,
nhưng bài nào cũng hay và tỏ ra bà là người có tính tình đoan chính,
thanh tao, một người có học thức, thường nghĩ tới nhà, tới nước. Lời văn
rất trang nhã, điêu luyện.
Nhàn Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Ngày xưa thuở Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni còn tại thế, đa phần các đệ tử xuất gia của Ngài đều chứng A La
Hán, như 1.250 vị tỳ kheo mà kinh thường nhắc đến. Đặc biệt có 10 vị
mệnh danh là Thập Đại Đệ tử, trong 10 vị này mỗi vị đều có sở trường, sở
chứng và đạo hạnh riêng.
Nữ Đại Đệ tử Liên Hoa Sắc là người xuất
sắc trong đoàn Ni chúng, cũng có thần thông đệ nhất, đắc quả A La Hán,
nhưng không nằm trong 10 vị này.
Tôn giả Ðại Ca Diếp, Ðầu đà đệ nhất
Ngài được Đức Thế Tôn nhiếp hóa trước
hai tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, được Thế Tôn cho là Đầu Đà đệ
nhất. Sinh hoạt theo hạnh đầu đà là một lối sinh hoạt cực kỳ đơn giản
nhằm mục đích tịnh hoá tâm hồn, rất thích hợp với những ai thích tu phạn
hạnh như Ngài Ca Diếp. Sau khi xuất gia tu hạnh Đầu Đà trong 8 ngày
liền, Ngài đắc quả A La Hán. Ngài tinh thông con.đường thiền định, nêu
gương sáng cho chúng Tăng về các hạnh : “ Ít muốn, biết đủ, tinh tân,
viễn ly ”. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.
Đầu-đà (tu khổ hạnh) đệ nhất, được xem
là Sơ tổ Thiền tông Ấn Độ; Ngài là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh
điển lần đầu tiên của Phật giáo.
Tôn giả A Nan Ðà, Ða văn đệ nhất
Đa văn đệ nhất, người “nghe và nhớ nhiều
nhất”, được xem là Nhị tổ Thiền tông Ấn Độ. A-nan-đà hay được trình bày
trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp; tuy là Đa
văn đệ nhất nhưng sau khi Đức Phật Niết-bàn ông mới chứng quả A-la-hán
rạng sáng ngày kết tập kinh điển đầu tiên.
Ngài là em họ Đức Phật, xuất gia khi
Phật về thăm hoàng cung, Ngài là vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương diện :
Đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì và hầu hạ chu đáo. Được
thánh chúng đề nghị làm thị giả Đức Phật khi Đức Phật được 56 tuổi.
Tôn giả Xá Lợi Phất, Trí huệ đệ nhất
Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng nhất
của Phật trong các kinh Tiểu thừa (sa. hīnayāna); trước khi xuất gia,
ông là một luận sư nổi tiếng trong giáo đoàn Bà-la-môn.
Ngài được xem là trưởng tử của đức Phật,
là chấp pháp tướng quân, thường giảng dạy đồ chúng thay cho đức Phật và
hướng dẫn cho nhiều vị đắc quả A La Hán. Ngài luôn luôn tỏ ra khiêm
tốn, tận tụy, nhiệt tình, được chư Tăng thán phục và được Đức Phật khen
là Trí tuệ bậc nhất. Ngài đắc quả A La Hán 4 tuần sau khi xin gia nhập
giáo đoàn.
Tôn giả Tu Bồ Ðề, Giải không đệ nhất
Tu Bồ Đề là vị đệ tử Giải Không Đệ Nhất (am hiểu tính không) của Phật Thích Ca.
Theo truyền thuyết của kinh sách Đại
thừa, lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài toàn hiện ra những triệu
chứng “ không ”. Các đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi… mọi vật biến
đâu mất cả, chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và hào quang sáng soi
chấn động cả ba cõi, không thấy đâu là tường vách giới hạn. Hỏi về ý
nghĩa điềm lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành. Rồi
nhân vì điềm “ không ” ấy, nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ
Đề, nghĩa là Không Sanh. Lại cũng có nghĩa là Thiện Cát (tốt lành) hay
Thiện Hiện (hiện điềm tốt).
Tôn giả Phú Lâu Na, Thuyết pháp đệ nhất
Tôn giả Phú Lâu Na vốn được gọi là
“Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử”. Phú Lâu Na chỉ là tiếng gọi tắt. Danh hiệu
Ngài dài như thế chính là biểu hiện cho Tôn giả khi thuyết pháp cũng
trường mãn vô cùng. Danh xưng của Ngài được dịch sang tiếng Trung Hoa là
“Mãn Từ Tử”. Đức Phật thường ngợi khen biện tài ngôn luận của Tôn giả
trước đại chúng.
Tôn giả Mục Kiền Liên, Thần thông đệ nhất
Ngài được Đức Phật khen và đại chúng
công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông
như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất
điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng
đắc Thánh quả. về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hãm hại bằng cách lăn đá
làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết
Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.
Tôn giả Ca Chiên Diên, Luận nghị đệ nhất
Sở trường của Tôn giả Ca Chiên Diên
chính là luận nghị, chuyên môn biện luận về đạo lý. Quý vị có thắc mắc
về đạo lý gì muốn hỏi Tôn giả, với tài biện luận của mình, Tôn giả có
thể nói thao thao bất tuyệt, khiến cho người nghe say sưa thích thú.
Tôn giả A Na Luật, Thiên nhãn đệ nhất
Nhân một lần bị Phật quở khi Tôn giả ngủ
gục trong lúc đang nghe pháp, Tôn giả lập thệ không ngủ nghỉ nữa. Vì
dụng công tu tập quá mức, chẳng bao lâu Ton giả bị mù hai mắt. Đức Phật
dạy Tôn giả tu tập “Kim cang chiếu minh tam muội” chẳng bao lâu A Na
Luật chứng được thiên nhãn thông.
Tôn giả Ưu Ba Ly, Trì giới đệ nhất
Là vị giữ giới đệ nhất, Tôn giả luôn
luôn quan tâm đến các vấn đề pháp chế, quan trọng nhất vẫn là vấn đề giữ
giới theo lời dạy của Đức Phật trước khi nhập Niết bàn.
Tôn giả La Hầu La, Mật hạnh đệ nhất
Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con
duy nhất của Thái tử Tất-đạt-đa (Thái tử Tất-đạt-đa sau này chứng quả
thành Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni)
Trong suốt 49 năm giáo hóa, từ
Thành đạo cho đến Niết Bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quy tụ xung quanh
hào quang của Ngài một số đệ tử cả xuất gia lẫn tại gia. Kinh Đại thừa
ghi lại là 1.250 người đắc quả A La Hán, thoát khỏi luân hồi. 10 vị trên
là những được coi là các Đại đệ tử.
Tuy nhiên có một vấn đề đáng
được nêu ra là ngày nay người theo Phật, nghiên cứu tìm hiểu lời Phật
dạy thật đông đảo, nhưng người tu hành chứng ngộ lại rất hiếm. Phần vì
con người không tu chuyên nhất, đâu cũng cầu cũng bái; Phần thì bái Phật
để cầu danh cầu lợi, cầu sức khỏe tiền tài, mà ít ai cầu cho tâm an
nhiên bình ổn, nhìn lại chính mình, tự tâm hướng thiện; Phần vì lời dạy
của Đức Phật bị mai một, bị diễn giải theo hiểu biết của của con người,
xa rời những lời do kim khẩu Đức Phật nói ra.
Đức Phật từng giảng thời mạt
Pháp có loài hoa mang tới điềm lành linh dị khai nở, có Đức Thánh Vương
hạ thế độ nhân, người hướng Phật hãy mau đi tìm….
Tìm hiểu sự thăng trầm của các
quốc gia trong lịch sử đủ để khiến bất cứ nhà sử học nào phải đau đầu,
nhưng với những nền văn minh đã mất còn phức tạp hơn. Thời cổ đại trong
lịch sử nền văn minh nhân loại, không dễ để một quần thể người đột nhiên
biến mất.
Tuy hầu hết sự sụp đổ và biến mất của
chúng đều được ghi chép trong sách vở, nhưng một số vẫn bị bỏ sót hoặc
không được nhắc đến trong tư liệu lịch sử. Ví dụ như 10 nền văn minh
dưới đây. Tư liệu về chúng rất hạn chế nên tất cả những gì chúng ta có
thể làm là phỏng đoán đơn thuần. Tuy vậy việc tham khảo các giả thuyết
về sự biến mất của chúng được các nhà sử học đưa ra vẫn luôn là một điều
thú vị.
1. Nền văn minh thung lũng Indus, Pakistan
Thung
lũng Indus nằm ở lãnh thổ Pakistan ngày nay và khu vực phía tây Ấn
Đô. Nó được kiến lập vào khoảng năm 7.000 TCN. Không có nhiều thông
tin về nhóm người này bởi ngôn ngữ của họ chưa thể được giải mã. Tuy
nhiên, chúng ta biết rằng họ đã dựng lập nên hàng trăm thị trấn nhỏ được
trang bị hệ thống ống nước phức tạp. Người ta tin rằng họ có một chính
phủ thống nhất và các nhóm quân sự có tổ chức.
Họ đã đi đâu?
Hai giả thuyết được đưa ra: sự biến đổi khí hậu buộc họ rời thành phố
hay những người Aryan đã xâm lược vùng đất này vào khoảng năm 1500 TCN.
2. Nền văn minh Anasazi, New Mexico, Hoa Kỳ
Nền văn
minh Anasazi (của tộc người Pueblo cổ đại) tập trung tại khu vực “Ngã
tư” (Four Corners) của vùng Đông Nam Hoa Kỳ, tại đường giao nhau giữa
bốn tiểu bang Utah, Arizona, New Mexico và Colorado. Bộ tộc này bao gồm
rất nhiều thợ săn sinh sống trong những ngôi nhà pit (một kiểu nhà
lún một phần xuống mặt đất, có mái che). Sau này họ chuyển sang làm nông
nghiệp, gieo trồng ngô, đậu, và bí. Họ nổi tiếng với kỹ thuật đan giỏ
và chế tác gốm tuyệt vời.
Họ đã đi đâu?
Cho đến
nay, lý do người Anasazi phải từ bỏ quê hương vẫn còn là một
ẩn đó. Tình trạng bùng nổ dân số và các điều kiện trồng trọt bất lợi
đã buộc họ di cư đến thung lũng Rio Grande.
3. Nền văn minh Minoans, đảo Crete
Theo
thần thoại Hy Lạp, Minoa là nơi sinh của Cretan Bull và con trai,
Minotaur. Minoan thường được cho là nền văn minh đầu tiên được ghi chép
ở Châu Âu. Họ có trình độ nghệ thuật sâu sắc, thậm chí đã phát triển
được một loại chữ tượng hình.
Họ đã đi đâu?
Đến nay
nguyên nhân về sự biến mất của nền văn minh Minoa vẫn còn gây
tranh cãi. Đó có thể là một vụ phun trào núi lửa trên đảo Thera
hoặc cuộc xâm lược bởi người Mycenaean.
4. Nền văn minh Clovis, Bắc Mỹ
Cư trú ở
khu vực trung tâm Bắc Mỹ vào khoảng 10.000 năm TCN, bộ lạc Clovis là
một nhóm người tiền sử sống nhờ vào việc săn bắt. Họ thậm chí đã tạo
ra mẫu thiết kế mũi tên đặc thù cho riêng bộ lạc mình. Người ta tin
rằng họ di cư từ Siberia đến Alaska trong kỷ băng hà.
Họ đã đi đâu?
Nguyên
nhân sự biến mất của bộ lạc Clovis được cho có liên quan đến sự
tuyệt chủng của loài voi ma mút. Hoạt động săn bắn gia tăng đã làm
cạn kiệt nguồn thức ăn của họ. Một sao chổi cũng được cho là đã rơi
xuống gần đó, góp phần tàn phá hơn nữa các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5. Nền văn minh Cucuteni – Trypillian
Nền văn
minh bí ẩn này phát triển mạnh vào giữa năm 5500 trước Công nguyên và
năm 2750 trước Công nguyên với đặc trưng là làm gốm và một thói quen kỳ
lạ là cứ sau 60 đến 80 năm lại đốt làng của mình.
Họ đã đi đâu?
Các ngôi
làng sau đó được xây dựng lại trên đống tro tàn của ngôi làng cũ.
Khoảng 3.000 địa điểm khảo cổ về Cucuteni – Trypillian đã được xác định.
Giống
như nhiều nền văn minh khác, nền văn minh Cucuteni – Trypillian có thể
đã bị xóa sổ bởi tình trạng biến đổi khí hậu, cụ thể là một trong những
đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử Châu Âu, mà họ lại chính là một
cộng đồng nông nghiệp. Nhưng có giả thuyết khác cho rằng họ dần dần hòa
lẫn với các nhóm dân tộc khác cho đến khi nền văn hóa riêng của họ biến
mất.
6. Nền văn minh Olmec
Nền văn
minh Olmec có niên đại từ khoảng 14000 năm trước Công nguyên tại
miền nam Mexco. Đây là nền văn minh đầu tiên ở Tây bán cầu phát
triển hệ thống chữ viết, và có thể đã phát minh ra cả la bàn và lịch
Trung Mỹ. Họ là những người thợ thủ công tài năng và mỗi ngôi
làng đều có những ngôi nhà thờ tinh xảo và tượng bằng đá.
Mãi đến giữa thế kỷ 19 các nhà khảo cổ mới phát hiện ra sự
tồn tại của nền văn minh này.
Họ đã đi đâu?
Sự biến
mất của nó được cho là do những thay đổi môi trường gây ra bởi các vụ
phun trào núi lửa, động đất hoặc có thể là do sự suy yếu về nông nghiệp.
7. Đế chế Khmer, Campuchia
Đế quốc
Khmer, thuộc lãnh thổ Campuchia ngày nay, là một trong những đế quốc
hùng mạnh nhất ở châu Á, lãnh thổ của họ từng bao gồm Thái Lan,
Campuchia, Lào và miền nam Việt Nam. Họ đã xây dựng lên cố đố Angkor
mà chúng ta thường thấy ngày nay. Đế chế này đã công nhận sự tồn
tại của ba tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa, và Phật giáo
Tiểu thừa.
Họ đã đi đâu?
Các cuộc
xâm chiếm của kẻ thù, tử vong do bệnh dịch hạch, các vấn đề về quản lý
nguồn nước ảnh hưởng đến nông nghiệp và xung đột về quyền lực giữa các
gia đình trong hoàng tộc có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của đế
chế này.
8. Nền văn minh Mycenae, Hy Lạp
Mycenaeans
là những người chinh phục vĩ đại, họ xâm chiếm nhiều thành phố lớn của
Hy Lạp như Mycenae, Tiryns, Pylos, Athens, Thebes, Orchomenus, Iolkos
và Knossos. Hải quân của Mycenaean được cho là hùng mạnh nhất
trong khu vực.
Họ đã đi đâu?
Sự
biến mất của họ được cho có liên quan đến cuộc nổi dậy giữa giai
cấp nông dân và giai cấp cầm quyền. Chính biến đã dẫn đến sự sụp đổ
của xã hội. Ngoài ra một cuộc xâm lăng của một tộc người phương
Bắc cũng có thể là một nguyên nhân.
9. Đế chế Aksumite, Ethiopia
Đế chế
Aksumite được cho là quê hương của Nữ hoàng Sheba. Nơi đây đã từng
nổi tiếng về xuất khẩu ngà voi, vàng, và các sản phẩm nông nghiệp.
Đế chế này cũng là nền văn minh đầu tiên ở châu Phi phát hành
tiền xu, có bảng chữ cái riêng và xây dựng nên các bia tưởng niệm khổng lồ. Nhiều di chỉ quan trọng vẫn còn tồn tại ở một số khu vực hiện nay.
Họ đã đi đâu?
Về lý
do biến mất, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự cô lập thương mại và
biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân đã kết thúc nền văn minh này.
Trong khi đó, theo những thần thoại địa phương, một nữ hoàng ngoại
giáo mang tên Bani al-Hamwiyah đã xâm chiếm và xóa bỏ văn hoá Aksumite.
10. Nền văn minh của người Nabatean
Nền văn
minh Nabatean cổ đại ngụ tại miền Nam Jordan, Canaan và phía Bắc Arabia
từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, khi mà những người du mục Nabatean
nói tiếng Aramaic bắt đầu di cư khỏi Ả Rập.
Các di
tích về họ được khắc vào các tảng sa thạch trên các ngọn núi của Jordan.
Việc quản lý hệ thống phức tạp các đập nước, kênh rạch và hồ chứa đã
giúp họ mở rộng và phát triển mạnh trong một khu vực sa mạc khô cằn.Nabatean cũng
là một điểm dừng quan trọng trên một tuyến thương mại phức tạp cho lụa,
gia vị, kim loại quý, đá quý, hương và dược phẩm. Mỗi công dân là một
thành viên xã hội và chế độ nô lệ là không tồn tại.
Họ đã bị
xâm lược bởi những người La Mã vào năm 65 trước Công nguyên và mất
quyền làm chủ đất nước vào năm 106 sau Công nguyên. Sau đó, đổi tên
thành vương quốc Arabia Petrea.
Họ đã đi đâu?
Vào
khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, người Nabateans đã rời bỏ Petra mà
cho đến nay vẫn chưa tìm được lý do chính xác khiến họ ra đi. Người ta
tin rằng, sau nhiều thế kỷ bị người nước ngoài cầm quyền, nền văn minh
Nabatean đã bị tàn lụi do các nhóm nông dân người Hy Lạp cuối cùng đã
chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo trước khi đất đai của họ bị thu giữ hoàn
toàn bởi những kẻ xâm lược người Ả Rập.
Kiều trang phơi phới gót thanh tao
Đưa đón thời duyên mặc lý đào
Nhụy một khuôn vàng gương náu bụi
Cánh ba tầng ngọc tháp vươn cao
Lòng kia vẫn thẳng dù vương vít
Hương ấy càng xa lại ngạt ngào
Biết mặt gió xuân từ mấy độ
Mà hoa quân tử ý chưa trao
(Vũ Hoàng Chương)
Hoàng Hạc Lâu là thắng cảnh nổi
tiếng ở Vũ Hán gắn liền với sông Trường Giang và là một trong “Tứ đại
danh lâu” của Trung Hoa. Ngôi lầu nằm bên bờ sông Dương Tử và nhìn ra
thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc. Biết bao thi nhân, có cả Thôi Hiệu và Lý
Bạch, đã từng viết nên những áng thơ nổi tiếng về ngôi lầu này. Truyền
thuyết kể rằng Hoàng Hạc Lâu được xây dựng để tỏ lòng tôn kính với một
vị Đạo tiên.
Ngày xưa, có một người đàn ông tên Tâm
là chủ một quán rượu nhỏ. Một ngày kia, một người đàn ông ăn mặc rách
rưới đến và hỏi xin ông một bát rượu. Ông Tâm chẳng những không coi
thường người đàn ông vì vẻ bề ngoài của ông ấy, mà còn cho ông ấy một
bát rượu lớn mà không lấy tiền.
Sáu tháng tiếp đó, ngày nào người đàn ông cũng đến xin rượu. Và lần nào ông Tâm cũng cho rượu mà không hề khó chịu.
Một ngày nọ, người đàn ông nói với ông Tâm: “Tôi nợ ông rất nhiều tiền rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông”. Rồi ông lấy ra một miếng vỏ cam từ chiếc túi mang bên người, và vẽ lên tường một con hạc vàng bằng miếng vỏ cam.
“Chỉ cần vỗ tay khi có khách ở đây, con hạc sẽ nhảy múa”,
người đàn ông nói. Rồi ông vỗ tay và hát để chứng minh điều mình vừa
nói. Con hạc quả thực nhảy ra khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc.
Dần dần, quán rượu của ông Tâm trở nên nổi tiếng vì con hạc biết nhảy
múa. Nhiều vị khách tới để được tận mắt xem điều kỳ lạ, thế là ông Tâm
kiếm được khá nhiều tiền trong những năm sau đó.
Một ngày, người đàn ông trở lại, vẫn
trong bộ quần áo rách rưới. Ông Tâm cảm ơn người đàn ông đó và muốn được
chu cấp cho ông cho đến hết đời. Người đàn ông cười và đáp: “Đó không phải là lý do tôi tới đây”.
Rồi ông lấy ra một cây sáo và thổi vài điệu nhạc. Khi ông thổi sáo,
những đám mây từ trên cao bỗng hạ xuống, và từ giữa những đám mây một
con hạc bay về phía họ. Người đàn ông cưỡi trên lưng hạc và bay lên
trời.
Ông Tâm vô cùng biết ơn người đàn ông,
ông tin rằng đó là một vị Đạo tiên. Để tỏ lòng cảm kích, ông Tâm đã xây
một ngôi lầu tại vị Đạo tiên cưỡi hạc bay lên trời. Nó được đặt tên là
Hoàng Hạc Lâu, có nghĩa là “Lầu Hạc Vàng”.
Tương truyền, khi “Thi tiên” Lý Bạch đến Lầu Hoàng Hạc du ngoạn,
định đề thơ, nhưng đọc xong thơ Thôi Hiệu đã đề trước đó,
ông đành nghiêng mình gác bút, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Nhãn tiền hữu cảnh đạo vô tắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”
Tạm dịch: Cảnh đẹp nhường kia sao khó viết. Trên đầu Thôi Hiệu đã đề thơ!
Dịch nghĩa:
Lầu Hoàng Hạc
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi, Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu? Trên sông khói tỏa, sóng gợn, khiến buồn lòng người!
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có nhiều nhà thơ đã dịch Hoàng Hạc Lâu
ra tiếng Việt. Tản Đà là một trong những người dịch đầu tiên và tài năng
của ông đã giúp cho bài thơ trở nên quen thuộc với người Việt Nam.
Ngoài ra, có thể kể đến những bản dịch của Trần Trọng Kim, Trần Trọng
San, Ngô Tất Tố…
Bản dịch của Tản Đà
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hạc vàng đi mất từ xưa Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay Hán Dương sông tạnh cây bày Bãi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai
Bản dịch của Ngô Tất Tố
Người xưa cưỡi hạc đã cao bay Lầu hạc còn suông với chốn này Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn Nghìn năm mây bạc vẩn vơ bay Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy Hoàng hôn về đó quê đâu tá? Khói sóng trên sông não dạ người.
Trong Kinh Thi có hai câu thơ rằng: “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu”,
ý tứ là, người con gái phải đoan trang, thuỳ mị, dịu dàng, nết na, thì
mới là ý trung nhân sánh đôi cùng quân tử. Quả thật, yểu điệu thục nữ đã
trở thành một chuẩn mực về cái đẹp của người phụ nữ phương Đông…
Gần
đây, một cô bạn cũ gọi điện thoại cho tôi, kể rằng cuộc hôn nhân thất
bại từ vài năm trước vẫn khiến tâm trạng cô chìm trong tiêu cực và bi
quan. Khi nói tới việc chung sống hòa hợp giữa vợ và chồng, cô cho rằng
người phụ nữ cần phải ‘xảo quyệt’ một chút, ‘thủ đoạn’ một chút mới có
thể làm chủ cuộc hôn nhân của mình.
Nghe
cô nói tôi chỉ mỉm cười và đáp lại rằng, để sống hòa hợp với nửa còn
lại, điều quan trọng là người phụ nữ phải biết cách tự kiềm chế bản
thân, cân nhắc khoảng cách và có chừng mực thích hợp trong cuộc sống,
như vậy mới có thể tránh được những xung đột tình cảm. Kỳ thực, điều một
người phụ nữ thực sự cần trong cuộc hôn nhân của mình không phải là
‘xảo quyệt’ mà là sức mạnh của sự ôn nhu dịu dàng, nói cách khác là cần
học được cách ‘cẩn ngôn’ (nói năng cẩn trọng).
Quả
thực, là người phụ nữ thì có thể nói năng đúng mực đúng chỗ hay không
là điều vô cùng quan trọng. Nhất là trong gia đình, khi đối diện với
những người thân yêu nhất, người ta thường không biết kiềm chế bản thân.
Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng, nhà là nơi ta có thể thoải mái bộc lộ cảm
xúc tình cảm của mình. Tuy nhiên, nếu không suy xét tới cảm nhận của
người khác, chúng ta sẽ vô tình biến người bạn đời trở thành “cái thùng
rác” chứa đựng những cảm xúc tiêu cực của mình. Cách tốt nhất là hãy
loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đó để nội tâm luôn an hoà bình ổn.
Các nhà hiền triết cổ đại từng nói, trước khi mở miệng, hãy tự hỏi mình ba câu này: “Lời nói ấy có chân thật không?”, nếu thật sự chân thật bạn hãy tự vấn bản thân: “Lời nói ấy có cần thiết không?”, và nếu đáp án là “Có” thì hãy tự vấn tiếp: “Lời nói ấy có thiện ý hay không?”. Nếu vượt qua cả ba cửa ải ấy thì lời bạn nói ra mới thật sự là ôn nhu, hiền hoà.
Trong Khuê phạm có câu: “Phụ ngôn thượng giản uyển”, nghĩa là: có lời cần nói hãy nói từ từ nhẹ nhàng. Trong Nữ giớicó câu “Phụ ngôn, bất tất biện khẩu lợi từ dã”, ý
rằng: người phụ nữ khi nói khi biểu đạt cần có ngữ khí bình tĩnh, ôn
hòa, dịu dàng mới có thể dễ dàng quan sát được tâm lý của đối phương. Là
người phụ nữ hãy học cách suy xét ba câu hỏi trước khi mở miệng, mới
làm cho nhân cách của bản thân ngày càng trưởng thành và trở nên rộng
lượng, từ đó mới có thể nhận được thiện cảm và tôn trọng của người khác.
Và
hãy nhìn lại những ví dụ trong lịch sử, trong đó có câu chuyện tình yêu
được lưu truyền qua các thế hệ về tài nữ Trác Văn Quân và Tư Mã Tương
Như. Chuyện kể rằng, Văn Quân vì yêu tiếng đàn mà nguyện gắn bó với
Tương Như đến trọn kiếp trọn đời.
Thế
nhưng, sau khi hai người kết duyên không lâu, Tương Như được vào triều
phong chức tước. Từ đó, Tương Như ngày ngày bận rộn việc quan dân, tối
tối lại có những bóng hồng tài sắc vây quanh, thế nên chàng dần dần lạnh
nhạt với thê tử nơi quê nhà. Cách mặt xa lòng, Tương Như có ý định nạp
thiếp.
Rồi
một hôm, Văn Quân đang ngồi tựa cửa ngóng tin chồng, chợt có người dâng
đến một phong thư. Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ “Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn”. Thưa thớt như bước chân người đi, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng.
Trác
Văn Quân hiểu rằng chồng vì xa mặt mà cách lòng, nàng đã cầm bút thảo
một mạch và gửi lại thư tới kinh thành. Nàng đã dùng từ khéo léo, vận
dụng một cách tài tình câu chữ trong bức thư Tương Như gửi.
Nửa đoạn đầu, Văn Quân vận dụng câu chữ theo thứ tự thuận:
“Nhất biệt chi hậu, nhị địa tương huyền, Chích thuyết thị tam tứ nguyệt, Hựu thùy tri ngũ lục niên. Thất huyền cầm vô tâm đạn, Bát hành thư vô khả truyện, Cửu liên hoàn tòng trung chiết đoạn, Thập lý trường đình vọng nhãn dục xuyên. Bách tư tưởng, thiên hệ niệm, vạn bàn vô nại bả lang oán”.
Tạm dịch:
“Sau khi một biệt, lòng gởi hai nơi, Chỉ hẹn rằng ba bốn tháng, Nào ngờ lại năm sáu năm, Bảy dây trống trải đàn cầm, Tám hàng thư không thể gởi, Chín mối bội hoàn dang dở, Mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông, Trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng”.
Còn nửa đoạn sau, Văn Quân lại sử dụng câu chữ trong bức thư của lang quân theo thứ tự ngược lại:
Trong Kinh Thi có hai câu thơ rằng: “Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu”,
ý tứ là, người con gái phải đoan trang, thuỳ mị, dịu dàng, nết na, thì
mới là ý trung nhân sánh đôi cùng quân tử. Quả thật, yểu điệu thục nữ đã
trở thành một chuẩn mực về cái đẹp của người phụ nữ phương Đông…
Gần
đây, một cô bạn cũ gọi điện thoại cho tôi, kể rằng cuộc hôn nhân thất
bại từ vài năm trước vẫn khiến tâm trạng cô chìm trong tiêu cực và bi
quan. Khi nói tới việc chung sống hòa hợp giữa vợ và chồng, cô cho rằng
người phụ nữ cần phải ‘xảo quyệt’ một chút, ‘thủ đoạn’ một chút mới có
thể làm chủ cuộc hôn nhân của mình.
Nghe
cô nói tôi chỉ mỉm cười và đáp lại rằng, để sống hòa hợp với nửa còn
lại, điều quan trọng là người phụ nữ phải biết cách tự kiềm chế bản
thân, cân nhắc khoảng cách và có chừng mực thích hợp trong cuộc sống,
như vậy mới có thể tránh được những xung đột tình cảm. Kỳ thực, điều một
người phụ nữ thực sự cần trong cuộc hôn nhân của mình không phải là
‘xảo quyệt’ mà là sức mạnh của sự ôn nhu dịu dàng, nói cách khác là cần
học được cách ‘cẩn ngôn’ (nói năng cẩn trọng).
Quả
thực, là người phụ nữ thì có thể nói năng đúng mực đúng chỗ hay không
là điều vô cùng quan trọng. Nhất là trong gia đình, khi đối diện với
những người thân yêu nhất, người ta thường không biết kiềm chế bản thân.
Rất nhiều phụ nữ nghĩ rằng, nhà là nơi ta có thể thoải mái bộc lộ cảm
xúc tình cảm của mình. Tuy nhiên, nếu không suy xét tới cảm nhận của
người khác, chúng ta sẽ vô tình biến người bạn đời trở thành “cái thùng
rác” chứa đựng những cảm xúc tiêu cực của mình. Cách tốt nhất là hãy
loại bỏ những cảm xúc tiêu cực đó để nội tâm luôn an hoà bình ổn.
Các nhà hiền triết cổ đại từng nói, trước khi mở miệng, hãy tự hỏi mình ba câu này: “Lời nói ấy có chân thật không?”, nếu thật sự chân thật bạn hãy tự vấn bản thân: “Lời nói ấy có cần thiết không?”, và nếu đáp án là “Có” thì hãy tự vấn tiếp: “Lời nói ấy có thiện ý hay không?”. Nếu vượt qua cả ba cửa ải ấy thì lời bạn nói ra mới thật sự là ôn nhu, hiền hoà.
Trong Khuê phạm có câu: “Phụ ngôn thượng giản uyển”, nghĩa là: có lời cần nói hãy nói từ từ nhẹ nhàng. Trong Nữ giớicó câu “Phụ ngôn, bất tất biện khẩu lợi từ dã”, ý
rằng: người phụ nữ khi nói khi biểu đạt cần có ngữ khí bình tĩnh, ôn
hòa, dịu dàng mới có thể dễ dàng quan sát được tâm lý của đối phương. Là
người phụ nữ hãy học cách suy xét ba câu hỏi trước khi mở miệng, mới
làm cho nhân cách của bản thân ngày càng trưởng thành và trở nên rộng
lượng, từ đó mới có thể nhận được thiện cảm và tôn trọng của người khác.
Và
hãy nhìn lại những ví dụ trong lịch sử, trong đó có câu chuyện tình yêu
được lưu truyền qua các thế hệ về tài nữ Trác Văn Quân và Tư Mã Tương
Như. Chuyện kể rằng, Văn Quân vì yêu tiếng đàn mà nguyện gắn bó với
Tương Như đến trọn kiếp trọn đời.
Thế
nhưng, sau khi hai người kết duyên không lâu, Tương Như được vào triều
phong chức tước. Từ đó, Tương Như ngày ngày bận rộn việc quan dân, tối
tối lại có những bóng hồng tài sắc vây quanh, thế nên chàng dần dần lạnh
nhạt với thê tử nơi quê nhà. Cách mặt xa lòng, Tương Như có ý định nạp
thiếp.
Rồi
một hôm, Văn Quân đang ngồi tựa cửa ngóng tin chồng, chợt có người dâng
đến một phong thư. Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ “Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn”. Thưa thớt như bước chân người đi, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng.
Trác
Văn Quân hiểu rằng chồng vì xa mặt mà cách lòng, nàng đã cầm bút thảo
một mạch và gửi lại thư tới kinh thành. Nàng đã dùng từ khéo léo, vận
dụng một cách tài tình câu chữ trong bức thư Tương Như gửi.
Nửa đoạn đầu, Văn Quân vận dụng câu chữ theo thứ tự thuận:
“Nhất biệt chi hậu, nhị địa tương huyền, Chích thuyết thị tam tứ nguyệt, Hựu thùy tri ngũ lục niên. Thất huyền cầm vô tâm đạn, Bát hành thư vô khả truyện, Cửu liên hoàn tòng trung chiết đoạn, Thập lý trường đình vọng nhãn dục xuyên. Bách tư tưởng, thiên hệ niệm, vạn bàn vô nại bả lang oán”.
Tạm dịch:
“Sau khi một biệt, lòng gởi hai nơi, Chỉ hẹn rằng ba bốn tháng, Nào ngờ lại năm sáu năm, Bảy dây trống trải đàn cầm, Tám hàng thư không thể gởi, Chín mối bội hoàn dang dở, Mười dặm trường đình mỏi mắt ngóng trông, Trăm tương tư, ngàn dằn vặt, muôn chung nào nỡ oán chàng”.
Còn nửa đoạn sau, Văn Quân lại sử dụng câu chữ trong bức thư của lang quân theo thứ tự ngược lại:
“Vạn ngữ thiên ngôn thuyết bất hoàn, Bách vô liêu lại thập y lan, Trọng cửu đăng cao khán cô nhạn, Bát nguyệt trung thu nguyệt viên nhân bất viên. Thất nguyệt bán thiêu hương bỉnh chúc vấn thương thiên, Lục nguyệt phục thiên nhân nhân diêu phiến ngã tâm hàn, Ngũ nguyệt thạch lưu như hỏa thiên ngộ trận trận lãnh vũ kiêu hoa đoan, Tứ nguyệt tỳ ba vị hoàng ngã dục đối kính tâm ý loạn, Cấp thông thông, tam nguyệt đào hoa tùy thủy chuyển, Phiêu linh linh, nhị nguyệt phong tranh tuyến nhi đoạn. Y! Lang nha lang, Ba bất đắc hạ nhất thế, Nhĩ vi nữ lai ngã tác nam”.
Tạm dịch:
“Vạn lời ngàn tiếng nói sao đang, Trăm cô liêu tựa mười hiên vắng, Mùng chín tháng chín lên cao trông lẻ nhạn, Tháng tám trung thu tròn trăng chẳng thấy người, Tháng bảy nửa vầng hương cầm đuốc hỏi ông trời, Tháng sáu phục hiên ai ai lay quạt lạnh lòng ai, Tháng năm lửa lựu lập loè sầm sập mưa dầm hoa tả tơi, Tháng tư tỳ bà lạnh vắng người toan soi gương tâm ý loạn, Chợt hối hả tháng ba hoa đào theo nước trôi, Tháng hai gió gảy tiếng rã rời. Ôi chàng, chàng ơi, Nguyện cho được sau một kiếp, Chàng thành nhi nữ để thiếp làm phận trai”.
Sau
khi đọc những dòng thư đẫm lệ ấy, Tương Như vô cùng xúc động và xấu hổ,
nghĩ về tình nghĩa phu thê mà không khỏi khâm phục người vợ tài sắc của
mình và thấu hiểu hơn nỗi lòng người phương xa.
Những
lời trách móc nhẹ nhàng mà vẫn đong đầy tình thương nỗi nhớ ấy khiến Tư
Mã Tương Như không khỏi động lòng. Ngay sau đó, ông từ quan, quyết rời
xa những mỹ nữ và cám dỗ chốn kinh kỳ để quay về Thành Đô đoàn tụ cùng
vợ. Hai người chung sống bên nhau đến bạc đầu.
Như
vậy, để gìn giữ hạnh phúc hôn nhân, và để hàn gắn vết thương lòng giữa
hai người đang xa cách, Trác Văn Quân không cần nói lời đao búa, cũng
không cần vận đến những lời ghen tuông bóng gió, mà lại chỉ qua đôi dòng
thư chân tình, đã kéo trái tim đức lang quân trở lại bên mình.
Trở lại với vấn đề “cẩn ngôn” mà chúng ta đang nói, trong Nữ giới viết rằng: “Trạch từ nhi thuyết, bất đạo ác ngữ, thì nhiên hậu ngôn, bất yếm vu nhân, thị vị phụ ngôn”,
tạm dịch: Khi giao tiếp nói chuyện với mọi người, người phụ nữ không
nên nói những lời trái với đạo đức và những lời ác ý; chỉ những lời
thiện lương và tốt đẹp mới không bị người khác ghét bỏ, mới làm cho
người khác yêu mến.
Trong Đệ tử quycũng viết: “Bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản, bất quan kỷ, mạc nhàn quản”,
tạm dịch: Đừng nên tùy ý bình luận về sự đúng sai của người khác, bôi
nhọ gièm pha người khác, mà ngược lại, cần hành lễ tự kiềm chế bản thân,
tự rèn luyện bồi dưỡng nên nhân cách đạo đức tự thân, khí chất đoan
trang lễ độ mà điềm tĩnh nho nhã làm người khác vui vẻ thoải mái.
Có thể thấy, vẻ đẹp thật sự của người phụ nữ vẫn là ở sự tu luyện nhân cách của bản thân.
Nói
tóm lại, người phụ nữ khi nói năng hành xử, nên lấy ít thắng nhiều, lấy
ít làm đẹp. Vẻ đẹp ấy đến từ việc nói năng cẩn trọng, đến từ sự chân
thành mà thẳng thắn, ôn nhu mà có chừng mực, dám bày tỏ lòng mình một
cách thích hợp, đó là cái đẹp trong thiện giải ý kiến của người khác.
Trước
khi nói, hãy suy xét tới cảm nhận và tâm thái của đối phương, khi có
thể thiện đãi tự khắc chế bản thân thì chính tâm thái ấy sẽ làm người
khác suy nghĩ sâu sắc, từ đó mà tạo nên một vẻ đẹp có hàm ý kín đáo. Hy
vọng các bạn nữ đều có thể cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, lựa chọn
đúng từ ngữ để nói. Từ đó mà tăng thêm một vẻ đẹp hòa ái, nhẹ nhàng mà
sâu sắc lắng đọng trong thế giới vội vàng đầy bất an này.