A
- Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo.
- (Làm ác gặp ác, ở hiền gặp lành)
- An cư lạc nghiệp.
- (Ổn định chỗ ở, cơ nghiệp phát triển)
- Anh hùng nan qúa mỹ nhân quan.
- (Anh hùng không qua được sóng mắt người đẹp)
- An thân, thủ phận. An phận, thủ thường
- (Muốn bình an, thì nên biết khả năng của mình. Giữ cho mình bình an thì đừng làm gì quá khả năng của mình)
B
- Bất chiến tự nhiên thành
- (Không cần đánh cũng thắng. Cũng đồng nghĩa với chữ "gặp đúng thời vận")
C
- Cẩn ngôn vô tội
- (Cẩn thận lời nói thì tránh được tội)
- Cẩn tắc vô ưu
- (Cẩn thận trong mọi việc thì không lo lắng về sau)
- Cung tàn, Điểu tận
- (Khi hết chim thì cây cung không được dùng đến nữa. Có nghĩa là "vắt chanh bỏ vỏ"???)
D
- Dĩ hoà vi quý.
- (Giữ hoà khí là điều tốt nhất trong thuật xử thế)
- Danh chính, ngôn thuận
- (Làm đúng, nói sẽ xuôi tai)
- Dục tốc bất đạt
- (Vội vàng để làm điều gì sẽ hư việc)
- Dục hoãn cầu mưu
- (Vội vàng hoãn lại để nghĩ thêm mưu kế- còn gọi là "kế hoãn binh")
- Dĩ độc trị độc
- (Dùng độc để trị độc-tương đương "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy", chỉ cách đối phó với từng loại hạng người)
- Dưỡng hổ, di họa
- (nuôi cọp sẽ mang hoạ-không biết nó cắn chết lúc nào vì dù sao thú tính dữ dằn trong người vẫn còn. Nhớ câu "gần vua như gần cọp", ý nói vua hành xử bất thường, hứng lên....bây đâu! Trảm!!!)
- Dự bị hơn phòng bị, phòng bị hơn chuẩn bị
- (Tương đương với câu tục ngữ "Đừng nên chờ nước đến chân mới nhảy" trong tiếng VIệt)
Đ
- Đồng thanh tương ứng
- (Cùng suy nghĩ, cùng tiếng nói thì tìm đến nhau)
- Đồng khí tương cầu.
- (Cùng chí hướng, cùng đồng cảm thì hỗ trợ lẫn nhau)
- Đồng bệnh tương lân.
- (Cùng bệnh tật, hoàn cảnh thì hiểu nhau)
- Đồng cam cộng khổ.
- (Đồng nghĩa với câu "chia ngọt sẻ bùi" trong tiếng Việt)
- Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong
- (Loài chim vì ăn mà chết, người vì lợi nhuận mà cắm đầu vào chỗ chết)
- Đa mưu, túc trí
- (Nhiều mưu chước, hay nghi ngờ)
H
- Hữu chí cánh thành
- (Tương đương với câu tục ngữ "có chí thì nên" trong tiếng Việt, Từ Hán Việt trên ít ai xài lắm)
- Hữu xạ tự nhiên hương.
- (Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự phát ra muốn che giấu cũng không được)
- Hổ phụ sinh hổ tử
- (Tương đương với câu "cha nào con nấy" mà chỉ nghiêng về ý tốt thôi. Chứ nếu cha ăn trộm, con cũng ăn trộm thì không thể dùng từ "hổ phụ sanh hổ tử" được)
- Hữu danh, vô thực
- (Tương đương với câu tục ngữ "có tiếng mà không có miếng" trong tiếng Việt. Miếng ở đây là "nghề" hay miếng ăn đều xài được câu này)
- Hữu dũng (dõng) vô mưu
- (Nhìn tướng tá ngon lành mà không thông minh. Hà hà hà câu này dễ xài và cũng dễ bị ăn...đòn lắm à! Người bự con đánh một phát là chết toi! Cẩn thận khi xài nghe bà con)
- Họa vô đơn chí.
- (Xui xẻo không bao giờ đến một lần. Thường thì "quá tam ba bận" câu nói bình dân của người đời, xui xẻo thường đến liên tục ít nhất 3 lần)
- Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình
- (Câu này để chỉ hành động cố ý làm rớt vật gì đó như...tiền chẳng hạn hoặc có hành động gì đó trước mặt người mình thích để tạo sự chú ý, nhưng người đó lại vô tình không biết! Hic hic hic...)
- Hậu sinh, khả úy
- (Thế hệ sau giỏi hơn thế hệ đi trước. Ngày nay còn có thêm câu ngược lại "hậu sinh khả...ố" ngược lại với câu trên.)
- Hoạn lộ, họa lộ
- (Đường công danh là đường tai hoạ)
- Hữu phận, vô duyên
- (dành cho đôi lứa có gặp gỡ, có tình yêu mà không đi đến hôn nhân, tương đương câu "có duyên không phận")
- Hữu tài, vô phận
- (có tài mà không làm được gì to tát cả)
K
- Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân
- (Cái gì mình không thích thì đừng làm như vậy với người khác)
- Khẩu Phật, Tâm Xà
- (Nói lời từ tâm nhưng lòng ác. Câu này được dùng nhiều lắm trong xã hội)
L
- Lực bất tòng tâm
- (Muốn lắm nhưng làm mãi chẳng được)
- Long đàm, hổ huyệt
- (Chỉ chỗ nguy hiểm, việc cực kỳ khó khăn)
M
- Mục Thị ư nhân
- (Câu này không hiểu lắm, đoán mò: tương đương câu "tận mắt nhìn thấy cái sai của người khác"??? Có nghĩa là chỉ thấy cái sai của người khác mà không thấy cái gai trong mắt mình???? Ai biết chỉ giụm Cám ơn!)
- Mãnh hổ nan địch quần hồ
- (Hổ dữ cũng không thể đánh thắng một thế lực cáo già)
- Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
- (Mọi sự suy nghĩ, tính toán bởi con người nhưng thành hay không do trời)
N
- Nam vô tửu như kỳ vô phong
- (Đàn ông mà không biết uống rượu thì như cờ mà không có gió. Câu naỳ thời bây giờ, sai là cái chắc! Khuyến khích đàn ông hư hỏng nhậu nhẹt, không nên dùng!)
- Ngọc khiết băng thanh
- (dùng để tả sự trong trắng, tinh khiết của người con gái)
- Nhất nghệ tinh, Nhất thân vinh
- (Giỏi một nghề thì ấm thân. Câu này rất đúng trong quá khứ nhưng chỉ đúng một phần cho thời buổi chụp giựt hiện tại)
- Nhân định thắng thiên.
- Câu này nghịch lại với câu "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên")
- Nhân sinh vô thập tòan
- (Có thể nói gọn "nhân vô thập toàn" có nghĩa: đã là con người không có ai là hoàn mỹ)
- Ngôn sở bất tri, Tri sở bất ngôn
- (Người biết thì không nói ra, người nói ra thì không biết)
- Nhất cận thị, nhị cận giang
- (Vì đường xá xa xôi, di chuyển, trao đổi hàng hoá khó khăn nên người xưa có quan niệm khi mua nhà thì nên chọn "nhất cận thị, nhị cận giang". Có nghĩa là nhất là gần chợ, nhì gần sông nước. Ngày nay có câu "nhà mặt phố, bố làm to"! hihihi!)
- Nhất kiến, chung tình
- (Câu này không có nghĩa là "một con kiến chung tình" đâu mà có nghĩa là "gặp một lần yêu suốt kiếp". Í ẹ, yêu kiểu sét đánh này có ngày thành...than. Một là sét đánh cháy thành than, hai là thành bà bán than, ba là thành người hay than vãn vì lỡ yêu rồi làm sao quên được...ai ơi!)
- Nhi nữ tình trường , anh hùng khí đoản
- (Câu này mà dịch theo nghĩa đen, thì nó tục lắm nhưng nó có một cái nghĩa bóng lợi hại hơn nhiều "Vướng vào vòng tục luỵ trai gái thì người anh hùng sẽ không còn chí khí nữa". Ai muốn nghe giải nghĩa tục thì giơ tay lên tớ giải nghĩa cho nghe, không cười bò không ăn tiền)
- Nhất túy giải vạn sầu
- (Rượu là món hay nhất để giải toả nỗi buồn sâu kín. Câu nói này của người xưa quá tiêu cực! Buồn mà uống rượu chỉ tổ nghiện rồi mất công đi cai chứ ích gì! Theo tớ, buồn thì khóc, khóc xong đi ngủ, ngủ dậy khóc tiếp....khóc một hồi hết nước mắt...Một là...mù luôn hết khóc, hết buồn. Hai là trong lúc khóc sẽ tìm ra chân lý)
- Nhất ngôn, cửu đỉnh
- (Ngôi Cửu đỉnh có nghĩa là ngôi Vua. Câu này ý nói người làm lớn nên cân nhắc lời nói, chỉ một lời, không thay đổi)
- Nhàn cư vi bất thiện
- (Ở không lười biếng sinh ra tật xấu)
- Nhứt công thành, nhì danh toại
- (Câu này nói gọn lại là "công thành danh toại"ý nói vừa thành công mà vừa có danh vọng)
- Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy
- (Một lời nói ra, 4 con ngựa chạy xịt khói cũng khó mà bắt lại được. Ý nói cẩn thận lời ăn tiếng nói, tương đương với câu tục ngữ "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói")
O
- Oan oan tương báo, Dỉ hận miên miên
- (Nỗi oán thù không dứt, hận thù đời đời-Wikiquote dịch)
- (Người mang nỗi oan sẽ tìm cách báo thù và mối hận sẽ truyền kiếp, đôi khi truyền nhiều đời)
Oan gia gia trả , oan tình tình vương.(Nỗi oan trong gia đình thì gia đình giải quyết, Nỗi oan trong tình trường thì khó giải quyết, hệ luỵ vương vấn mãi)P
- Pháp bất vị thân, Nghĩa bất dung tình.
- (Tương đương với câu "quân pháp bất vị thân" có nghĩa là người nắm luật pháp không nên nể vì người thân mà nhẹ tay. Còn "nghĩa bất dung tình" chính nghĩa cũng không nể vì tình nghĩa.
- Ngày nay có câu châm ngôn mới "tình là chín mà tiền là mười"
- Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí
- (May mắn có thể không lặp lại nhưng điều xui xẻo thì hay đến liên tiếp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó)
- Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc.
- (Giàu có sẽ sinh ra nghi thức, lễ nghĩa, nghèo khó sinh ra kẻ xấu tính, ăn cắp, ăn trộm...Điều này đúng với mọi thời đại)
- Phục hổ, tàng long
- (Dịch nghĩa Con hổ đang nằm, và con rồng đang ẩn cư. Để chỉ người có tài núp dưới danh phận nào đó)
- Phản khách vi chủ
- (Đổi địa vị từ khách thành chủ nhà. Câu này ít dùng nên khó cho ví dụ . Tương đương "thay ưng trảo phụng"????)
Q
- Quốc hữu quốc pháp, Gia hữu gia quy.
- Nước có luật nước, gia đình có luật lệ của gia đình.
- Quý hồ tinh bất quý hồ đa.
- (tương đương thành ngữ "chất lượng hơn số lượng")
- Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách
- (Đất nước thịnh hay suy, dân phải có trách nhiêm. Ngày xưa "thất phu" để chỉ đàn ông, nay ông bà gì cũng được)
S
- Song hổ phân tranh, nhứt hổ tử vong
- (Hai con cọp mà đánh nhau thì phải có một con chết)
T
- Tái ông thất mã
- (Thành ngữ này từ một câu chuyện Tái ông mất ngựa mà ra. Để chỉ, thấy hoặc nghĩ là điều gì đó xui xẻo mà chưa chắc đã xui xẻo. Tương đương với câu thành ngữ "của đi thay người")
- Thế thiên hành đạo
- (Thay trời trừng phạt kẻ có tội mà kẻ có tội này vì lý do gì đó không bị pháp luật trừng trị)
- Thiên bất dung gian
- (Trời không tha cho kẻ gian tà, kẻ có hành động xấu xa)
- Thiên ngoại hữu thiên, Nhân ngoại hữu nhân
- (Bên ngoài bầu trời có bầu trời khác, người hay có người khác hay hơn. Tương đương với câu tục ngữ "vỏ quít dày có móng tay nhọn" hoặc "cao nhân đắc hữu cao nhân trị" )
- Tửu phùng tri kỷ, thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ, bán cú đa.
- (Uống rượu chung với tri kỷ, hoặc là người hiểu mình thì uống cả ngàn ly cũng chả say. Nói với người không hiểu mình thì có nói nhiều họ cũng không hiểu nữa câu. Tương đương với thành ngữ "nói với đầu gối sướng hơn" . Bạn đã bao giờ nói chuyện với người nào như vậy chưa? Mình đã từng nói chuyện với một người như vậy rồi đó. Mình trộm nghĩ, xui cho người nào lấy phải người này! Thế nhưng, nồi nào có cũng có vung đó bạn ạ! Cuối cùng họ cũng lấy nhau và lạ thiệt họ lại hạnh phúc! Té ra cả hai cùng vạch đầu gồi nói chuyện với nhau, có lẽ thế! Và khi cả hai nói chuyện với mình thì mình thà vạch đầu gối ra nói chuyện còn sướng hơn! )
- Tửu nhập sầu trường, sầu càng sầu
- (Uống rượu để giải toả nỗi buồn dai dẳng thì buồn càng buồn hơn)
- Thiên cơ bất khả lậu
- (Ý trời không thể nói lộ ra. Mấy ông thầy bói hay dùng câu này "trời không muốn cho chị biết nhưng tui nói cho chị biết!"
- Thiên thủ tầm biến
- (Câu này ít xài nên chịu thua không giải nghĩa được. Ai biết xin chỉ giùm! Vạn tạ!) - Ý Trời khó đoán(???)
- Thi ân bất cầu báo
- (Làm ơn không cần báo đáp)
- Thọ ân mạc khả vong
- (Nhận ơn thì không bao giờ quên)
- Thiên biến, vạn hóa
- (Tương đương với thành ngữ "thay hình đổi dạng")
- Tận nhân lực, tri thiên mệnh
- (Làm hết sức của mình mới hiểu được ý trời)
- Thần khẩu hại xác phàm
- (Lời nói làm hại thân xác)
- Tiểu phú do cần, triệu phú do thiên
- (Giàu nhỏ do tích tụ cần kiệm, giàu to do trời ban)
- Tiểu Nhân đắc chí, Quân Tử gặp phiền
- (Kẻ xấu lên mặt, người tốt cảm thấy khó chịu)
- Thiên lý tuần hoàn
- (Lẽ trời xoay chuyển. Không có gì tồn tại mãi! Trộm nhớ câu
- "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa. Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa"
- Hay câu thành ngữ "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" là thí dụ hay.
- Thiên duyên tiền định
- (Tình duyên là do trời định)
- Tống cựu, nghinh tân
- (Dẹp bỏ cái cũ, chào đón cái mới. Câu này hay được dùng trong những dịp cuối năm)
- Thị phi miệng đời
- (Tương đương "miệng đời thị phi". Ý nói người đời hay xía vô chuyện riêng tư của người khác, nói ra nói vô...)
- Tiên hạ thủ di(vi) cường
- (Ra tay trước sẽ dành ưu thế. Chỉ đúng trong vài trường hợp. Thường thì dùng "tuỳ cơ úng biến" là hay nhất. Đôi khi lùi lại ba bước để xem đối thủ ra chiêu gì rồi mình mới tiếp chiêu. Kẻ khôn thường sẽ không ra chiêu trước mà chờ đối phương ra chiêu để đánh giá thực hư rồi mới hành động)
- Tiên phát chế nhân
- (tương đương với câu "Tiên hạ thủ di(vi) cường")
- Tham thực, cực thân
- (Tham ăn chỉ tổ hại bản thân như trúng thực, bội thực, mỡ máu cao, mập...)
- Tham sanh huý (uý) tử
- (Ham sống sợ chết. Phần lớn ai mà chả thế)
- Tích lũy, phòng cơ
- (Để dành (thức ăn, tiền bạc, nhu cầu...) cho những lúc cần thiết)
- Tích cốc phòng cơ, tích tơ phòng hàn
- (Để dành đồ ăn cho những lúc đói kém cơ cực, để dành áo ấm cho những lúc đói rét)
- Thiên địa hữu tình
- (Trời đất bao la đẹp đẽ. Chợt nhớ câu ca "Đường vô xứ Nghệ thanh thanh, non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ". Đây là câu thơ tả cảnh đẹp hữu tình của non nước)
- Tâm phục, khẩu phục
- (Khâm phục từ trong lòng ra ngoài miệng không nói nên lòi)
- Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ
- (Câu này đã giải thích ở phần đầu)
- Tha hương ngộ cố tri
- (Xa quê hương, gặp người đồng hương)
- Tha phương cầu thực
- (Cầu thực để chỉ mong muốn được ăn no. Ngày xưa người ta làm chỉ mong được ăn cho no, mặc cho ấm thôi. Ngày nay câu này có ý nghiã rộng hơn, đi làm ăn xa để mong khấm khá hơn)
- Thiên thai lạc lối, Thiên thu lạc đường
- (Câu này phát xuất từ câu chuyện Từ Thức mê cảnh tiên lạc động Thiên thai, khi tìm đường trở lại quê nhà thì đã một ngàn năm trôi qua. Ý chỉ ra rằng ham vui, ham vật chất, làm những điều sai trái thì sẽ không thể trở lại được nẻo ngay. Thực vậy, vật chất làm cho con người mờ mắt, khi đã có, muốn có thêm, khi đã sai càng sai thêm... Tương đương với câu thành ngữ "lún sâu vô bùn")
- Thiên biến vạn hóa
- (Chỉ ra những thay đổi nhanh chóng không ngờ)
- Thời thế tạo anh hùng
- (Những thay đổi khách quan trong hoàn cảnh như loạn lạc chẳng hạn sẽ sinh ra người tài để dẹp loạn. Câu này trái nghĩa với câu "anh hùng tạo thời thế" có nghĩa là có một người nào có một ý nghĩ hay, một hành động hay đứng ra thuyết phục được đám đông rồi từ đó thay đổi hoàn cảnh, lịch sử...)
- Thuận thiên, hành đạo
- (Hành động theo ý trời. Thụ động! Khác với câu "thế thiên hành đạo", chủ động ra tay!)
- Thiên la, địa võng
- (Lưới trời lồng lộng. Câu này để chỉ làm ác sẽ có ngày gặp hậu quả. Không bị người phạt thì cũng bị trời phạt)
- Tri giả, bất giả
- (Biết hay không biêt???Câu này ít người xài nên mình không biết dịch có đúng không. Ai biết làm ơn chỉ giùm. Cám ơn!)
Tri thức bất thức(Câu này ít người xài nên mình không biết dịch có đúng không. Ai biết làm ơn chỉ giùm. Cám ơn!)
- Tiên học lể, hậu học nhân(văn)
- (Trước hêt phải học lễ nghĩa sau đó mới học chữ. Truyền thống học ngày xưa là vậy. Ngày nay học trò ít biết lễ nghĩa hơn học trò ngày xưa)
- Tứ hải giai huynh đệ
- (Bốn bể đều là anh em)
- U
- Uy vũ bất năng khuất
- (Bạo lực không khuất phục được lòng người)
V
- Vạn sự khởi đầu nan
- (Việc gì bắt đầu bao giờ cũng có nhiều khó khăn, gian nan)
- Vô độc bất trượng phu
- (Không tàn độc, không phải là người tài. Câu này dành trong chính trị thôi. Trong cuộc sống, ít ai dùng câu này lắm. Nếu ai mà dùng đến câu này trong cuộc sống, là kẻ tàn ác)
Y
- Ý tại ngôn ngoại
- (Người nghe có thể hiểu ngầm hoặc khác ý người nói)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét