Cuộc cách mạng 4.0 tập trung chủ yếu vào phương thức sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu vượt bậc của nhân loại trong công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và công nghệ nano.
Thế kỷ 21, người ta thường nhắc tới một mô hình thế giới mới – thế giới phẳng. Xu hướng mở ra một kỷ nguyên mới với sự thay đổi phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, san phẳng mọi rào cản, thế giới bao la đang dần được thu hẹp lại bằng hệ thống kết hợp các công nghệ tiến bộ vượt bậc. Trong cục diện đó, cách mạng công nghiệp 4.0 hay cách mạng 4.0 đang là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt trong giới kinh tế, kinh doanh và công nghệ. Cùng với sự ra đời của những mục tiêu phát triển bền vững, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 hứa hẹn sẽ mang tới sự thay đổi lớn lao không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn ở cả phương diện văn hóa xã hội.
Thế kỷ 21, người ta thường nhắc tới một mô hình thế giới mới – thế giới phẳng. Xu hướng mở ra một kỷ nguyên mới với sự thay đổi phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, san phẳng mọi rào cản, thế giới bao la đang dần được thu hẹp lại bằng hệ thống kết hợp các công nghệ tiến bộ vượt bậc. Trong cục diện đó, cách mạng công nghiệp 4.0 hay cách mạng 4.0 đang là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt trong giới kinh tế, kinh doanh và công nghệ. Cùng với sự ra đời của những mục tiêu phát triển bền vững, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 hứa hẹn sẽ mang tới sự thay đổi lớn lao không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn ở cả phương diện văn hóa xã hội.
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp của nhân loại
Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng 4.0 của nhân loại
Khi những tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất có sự thay đổi mang tính đột phá, làm thay đổi cơ bản nền kinh tế xã hội, văn hóa, kỹ thuật; thời điểm đó, một cuộc cách mạng công nghiệp được ra đời.
Khi những tiến bộ của khoa học công nghệ trong sản xuất có sự thay đổi mang tính đột phá, làm thay đổi cơ bản nền kinh tế xã hội, văn hóa, kỹ thuật; thời điểm đó, một cuộc cách mạng công nghiệp được ra đời.
Nhìn lại lịch sử, nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn, mỗi cuộc cách mạng đều thể hiện những đặc trưng khiến hệ thống kinh tế, kết cấu xã hội được đổi mới sâu sắc.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào khoảng năm 1784, đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là việc vận dụng năng lượng nước, hơi nước, cơ giới hóa sản xuất. Từ nền tảng sự phát triển của công nghiệp cộng hưởng cùng thành tựu từ những phát kiến địa lý vĩ đại trước đó của những thủy thủ dũng cảm người Tây Âu để chứng minh niềm tin về giả thuyết trái đất hình cầu, kết hợp cùng thực tế lịch sử khi con đường tơ lụa – cầu nối giao thương hàng hóa phương Tây bị đế quốc Ottoman chiếm giữ, trong khi nhu cầu mở rộng thị trường tới những vùng đất “rừng vàng biển bạc” phương Đông tăng cao, tất cả hội tụ thành động lực mạnh mẽ, nhu cầu tất yếu một phương tiện mới có khả năng giúp di chuyển, đi lại bằng đường thủy. Với phát minh của James Watt về động cơ hơi nước (1784) đã khởi nguồn cho sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghiệp những năm sau đó – cuối thế kỷ 18 và sang thế kỷ 19. Cùng với đó, kỹ thuật luyện kim được cải thiện, đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của những con tàu bằng động cơ hơi nước trên biển đưa con người tới gần hơn với những miền đất mới.
Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới
Tiếp ngay sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 của nhân loại được diễn ra trong thời gian nửa cuối thế kỷ 19 từ dầu mỏ và động cơ đốt trong. Một trong những điểm nổi bật của cuộc cách mạng này là việc sử dụng năng lượng điện và quá trình hình thành của các dây chuyền sản xuất hàng loạt với các tiêu chuẩn chất lượng, tự động hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo ra những tiền đề và một nền tảng, cơ sở vững chắc cho sự phát triển khoa học sau này. Việc chuyển sang sản xuất trên hệ thống cơ sở (nguyên lý) điện – cơ khí và tự động hóa cục bộ mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, thúc đẩy sự phát triển của điện cùng dây chuyền lắp ráp. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực sinh học, nông học, sự phát triển của phân hóa học góp phần tăng năng suất cũng như sản lượng các mặt hàng khác tăng nhanh cũng như sự kiện lần lượt phát hiện ra hiện tượng phóng xạ của Becquerel và Mary Quyry. Từ bối cảnh lịch sử chiến tranh thế giới thứ nhất, sau đó là chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ khiến nhu cầu chế tạo vũ khí, các phương tiện chiến đấu, nguyên tử hạt nhân tăng cao trở thành “điều kiện” để khoa học kỹ thuật phát triển như 1 thực tế tất yếu.
Dây chuyền sản xuất hàng loạt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3: Do những đòi hỏi của cuộc sống trên phương diện vật chất, tinh thần ngày càng cao, cùng sự bùng nổ dân số thế giới, thực trạng vơi kiệt tài nguyên thiên nhiên đặc biệt từ hệ quả của 2 cuộc chiến tranh đã mở đường cho cuộc cách mạng lần thứ 3 nhằm đưa khoa học công nghệ thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được bắt đầu vào khoảng những năm 1970 khi các cơ sở hạ tầng, điện tử, số hóa cùng máy tính được phát triển mạnh mẽ. Trên nền tảng các chất bán dẫn, các siêu máy tính được xây dựng đã mở ra quá trình ra đời của máy tính cá nhân và Internet. Nếu những cuộc cách mạng công nghiệp trước chỉ phần nào thay thế được một phần chức năng lao động chân tay bằng máy móc, tự động hóa cục bộ thì tới cuộc cách mạng lần thứ 3 này, thiết bị có thể thay thế phần lớn hầu hết chức năng của con người với hàng triệu thiết bị công nghệ cao và hệ thống kết nối rộng khắp.
Từ nền tảng đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được hình thành, được gọi tắt là cuộc cách mạng số hay cuộc cách mạng 4.0.
Cách mạng 4.0 – cuộc cách mạng số
Những nhân tố góp phần hình thành nên cuộc cách mạng 4.0 của nhân loại
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, trong đó nổi bật là công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm cùng hệ thống mạng ngày càng phổ biến, từ đó làm biến đổi lớn các vấn đề đời sống xã hội, kinh tế toàn cầu, tạo cơ sở cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thông qua những công nghệ như: internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo – máy móc tự động thông minh, công nghệ sinh học và công nghệ nano với sự đột phá của công nghệ số đã mở ra một thời kỳ mới với sự thay đổi – phát triển nhanh chóng cho những đổi mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, trong đó nổi bật là công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm cùng hệ thống mạng ngày càng phổ biến, từ đó làm biến đổi lớn các vấn đề đời sống xã hội, kinh tế toàn cầu, tạo cơ sở cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thông qua những công nghệ như: internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo – máy móc tự động thông minh, công nghệ sinh học và công nghệ nano với sự đột phá của công nghệ số đã mở ra một thời kỳ mới với sự thay đổi – phát triển nhanh chóng cho những đổi mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Hay nói cách khác, công nghệ số với những đột phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet…đang tạo tiền đề, điều kiện cho sản xuất thông minh được triển khai rộng rãi để hình thành cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Sự bùng nổ của cách mạng 4.0 với sức mạnh trí tuệ nhân tạo
Thế kỷ 21 – kỷ nguyên bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của nhân loại
Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xuất phát từ khái niệm Industrie 4.0 có trong 1 báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013 để nhắc tới các khái niệm liên kết chiến lược điện toán hóa, công nghệ cao trong các ngành sản xuất mà không cần có sự tham gia sức lực của con người.
Theo nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình kết hợp các công nghệ tiến bộ lại cùng nhau, xóa mờ các ranh giới kỹ thuật số, vật lý, sinh học.
Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được xuất phát từ khái niệm Industrie 4.0 có trong 1 báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013 để nhắc tới các khái niệm liên kết chiến lược điện toán hóa, công nghệ cao trong các ngành sản xuất mà không cần có sự tham gia sức lực của con người.
Theo nhiều chuyên gia phân tích hàng đầu thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình kết hợp các công nghệ tiến bộ lại cùng nhau, xóa mờ các ranh giới kỹ thuật số, vật lý, sinh học.
Trong cuộc cách mạng 4.0 này, các công nghệ mới cùng cục diện đổi mới toàn diện được khuếch tán ở phạm vi rộng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó không thể không kể tới sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo với khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên thông qua công nghệ Al – trí tuệ nhân tạo. Hay thế hệ xe không người lái trong lĩnh vực giao thông, cỗ máy IBM Watson với biệt danh “bác sỹ biết tuốt” có khả năng lướt duyệt hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp tới các bác sỹ những lựa chọn điều trị nhờ chức năng tổng hợp dữ liệu và xử lý dữ liệu thông minh trong ngành Y tế…
Cùng với đó, sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 còn thể hiện trên phương diện giáo dục bằng công nghệ thực tế ảo với kính VR sẽ tác động tới việc thay đổi cách dạy và học trong truyền thống… hay hệ thống cảm biến và đầu đo trong nông nghiệp và còn rất nhiều thành tựu khoa học công nghệ đột phá khác đang diễn ra tại khắp các nơi trên thế giới, góp phần đưa nhân loại bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên công nghệ số.
Có thể nói, trong lịch sử nhân loại, chỉ khoảng vài trăm năm về trước, có thể con người chưa bao giờ dám mơ tới giấc mơ, nơi một cỗ máy với các thiết bị lắp ráp chế tạo có thể hoạt động, trò chuyện, làm những công việc như con người, nhưng trong thế kỷ 21 này, mọi thứ đã trở thành hiện thực. Sức mạnh của cuộc cách mạng 4.0 chắc chắn sẽ còn mang tới những đột phá, những thay đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét