Tư tưởng là tất cả những gì chúng ta suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá, kết luận… thành ý trong đầu của chúng ta. Khi nhìn thấy con gà, chúng ta thốt lên “Con gà trống đẹp quá!” cũng là chúng ta đang tư tưởng và tư tưởng được bộc lộ ra ngoài bằng lời nói.
Câu hỏi 2: Lý luận là gì?
Lý luận là quá trình ta sử dụng những thứ đã biết (giả thiết) để phân tích đánh giá và so sánh một sự vật, sự việc, hiện tượng khác có liên quan (kết luận).
Theo cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần lý luận được chia ra làm ba hình thức lý luận chính: Lý luận theo lối diễn dịch; lý luận theo lối quy nạp; lý luận theo lối loại suy.
Câu hỏi 3: Khái quát về 3 phương pháp lý luận: diễn dịch, quy nạp, loại suy.
Diễn dịch: Ta đã có một giả thiết về các yếu tố, đặc điểm, dữ kiện liên quan đến một sự vật, hiện tượng là tập hợp của một loạt các sự vật hiện tượng có cùng đặc điểm nào đó. Do đó, khi ta biết được cái chung mà gặp cái riêng trong cái chung thì ta có thể kết luận một rằng cái riêng có những đặc điểm của cái chung.
Ví dụ: Mọi kim loại đều là chất dẫn điện. Đồng là kim loại. Do đó, đồng là chất dẫn điện.
Qui nạp: Tất cả cái riêng nằm trong một tập hợp cái chung đều có một đặc điểm nào đó thì ta có thể kết luận cái chung có đặc điểm đó.
Ví dụ: Ta làm thí nghiệm với tất cả các kim loại và nhận ra rằng. Sắt, đồng, nhôm,…tất cả các chất được gọi là kim loại đều dẫn điện thì ta có thể kết luận rằng “kim loại là các chất dẫn điện”.
Loại suy là một lối lý luận, nhưng lối lý luận này không phải là lối lý luận có độ tin cậy tuyệt đối. Khi hai sự vật hiện tượng có các đặc điểm giống và khác nhau nhưng phần nhiều là điểm giống thì ta có thể kết luận chúng giống nhau ở một đặc điểm khác mà bên sự vật này biết mà sự vật kia chưa biết.
Ví dụ: Cây trúc có thể làm thức ăn cho gấu trúc. Tre có rất nhiều đặc điểm giống với trúc. Rất có thể cây tre cũng làm thức ăn được cho gấu trúc (Lối lý luận này dùng để đưa ra một “ức thuyết”, bản thân nó chưa hoàn thiện, rất cần được thực nghiệm để chứng minh tính đúng sai).
Câu hỏi 4: Trong quá trình lý luận, các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng chính xác của kết luận?
Thị dục (lòng mong muốn của cá nhân), tư tưởng xã hội, ngu dốt (không hoài nghi).
Đôi khi trong quá trình lý luận, tìm ra sự thật, ta trót thích sự vật xảy ra thế này, xảy ra thế kia sao cho nó thỏa mãn được mong muốn ước vọng của ta. Khi đó, mọi lý luận trái với lòng ao ước của ta thì dù lý luận đó có là đúng bản thân ta cũng không cho nó là đúng. Khi đó mọi lý luận của ta chỉ là để nhằm bảo vệ cái sự ham muốn của bản thân.
Sự thật đôi khi được cả xã hội ủng hộ tôn sùng. Nhưng đôi khi có thứ được cả xã hội tôn sùng vẫn chưa chắc là sự thật. Một sự thật dẫu rằng bị cả xã hội khinh ghét thì vẫn là sự thật. Những thứ thuộc về phần đông xã hội như tôn giáo, chế độ chính trị thì phần lớn là những thứ được tin tưởng tới mức như là một tín ngưỡng, chúng ta tin tưởng chúng trong sự u mê của bản thân mà không cần phải hỏi tại sao.
Cuối cùng là sự ngu dốt, một khi đã ngu dốt thì làm sao mà phân biệt được tính đúng sai, biết đâu mới là đích đến cuối cùng mà lý luận cho đặng.
(Tóm tắt theo "Thuật Tư Tưởng - Tác giả: Cụ Thu Giang")
Câu hỏi 2: Lý luận là gì?
Lý luận là quá trình ta sử dụng những thứ đã biết (giả thiết) để phân tích đánh giá và so sánh một sự vật, sự việc, hiện tượng khác có liên quan (kết luận).
Theo cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần lý luận được chia ra làm ba hình thức lý luận chính: Lý luận theo lối diễn dịch; lý luận theo lối quy nạp; lý luận theo lối loại suy.
Câu hỏi 3: Khái quát về 3 phương pháp lý luận: diễn dịch, quy nạp, loại suy.
Diễn dịch: Ta đã có một giả thiết về các yếu tố, đặc điểm, dữ kiện liên quan đến một sự vật, hiện tượng là tập hợp của một loạt các sự vật hiện tượng có cùng đặc điểm nào đó. Do đó, khi ta biết được cái chung mà gặp cái riêng trong cái chung thì ta có thể kết luận một rằng cái riêng có những đặc điểm của cái chung.
Ví dụ: Mọi kim loại đều là chất dẫn điện. Đồng là kim loại. Do đó, đồng là chất dẫn điện.
Qui nạp: Tất cả cái riêng nằm trong một tập hợp cái chung đều có một đặc điểm nào đó thì ta có thể kết luận cái chung có đặc điểm đó.
Ví dụ: Ta làm thí nghiệm với tất cả các kim loại và nhận ra rằng. Sắt, đồng, nhôm,…tất cả các chất được gọi là kim loại đều dẫn điện thì ta có thể kết luận rằng “kim loại là các chất dẫn điện”.
Loại suy là một lối lý luận, nhưng lối lý luận này không phải là lối lý luận có độ tin cậy tuyệt đối. Khi hai sự vật hiện tượng có các đặc điểm giống và khác nhau nhưng phần nhiều là điểm giống thì ta có thể kết luận chúng giống nhau ở một đặc điểm khác mà bên sự vật này biết mà sự vật kia chưa biết.
Ví dụ: Cây trúc có thể làm thức ăn cho gấu trúc. Tre có rất nhiều đặc điểm giống với trúc. Rất có thể cây tre cũng làm thức ăn được cho gấu trúc (Lối lý luận này dùng để đưa ra một “ức thuyết”, bản thân nó chưa hoàn thiện, rất cần được thực nghiệm để chứng minh tính đúng sai).
Câu hỏi 4: Trong quá trình lý luận, các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng chính xác của kết luận?
Thị dục (lòng mong muốn của cá nhân), tư tưởng xã hội, ngu dốt (không hoài nghi).
Đôi khi trong quá trình lý luận, tìm ra sự thật, ta trót thích sự vật xảy ra thế này, xảy ra thế kia sao cho nó thỏa mãn được mong muốn ước vọng của ta. Khi đó, mọi lý luận trái với lòng ao ước của ta thì dù lý luận đó có là đúng bản thân ta cũng không cho nó là đúng. Khi đó mọi lý luận của ta chỉ là để nhằm bảo vệ cái sự ham muốn của bản thân.
Sự thật đôi khi được cả xã hội ủng hộ tôn sùng. Nhưng đôi khi có thứ được cả xã hội tôn sùng vẫn chưa chắc là sự thật. Một sự thật dẫu rằng bị cả xã hội khinh ghét thì vẫn là sự thật. Những thứ thuộc về phần đông xã hội như tôn giáo, chế độ chính trị thì phần lớn là những thứ được tin tưởng tới mức như là một tín ngưỡng, chúng ta tin tưởng chúng trong sự u mê của bản thân mà không cần phải hỏi tại sao.
Cuối cùng là sự ngu dốt, một khi đã ngu dốt thì làm sao mà phân biệt được tính đúng sai, biết đâu mới là đích đến cuối cùng mà lý luận cho đặng.
(Tóm tắt theo "Thuật Tư Tưởng - Tác giả: Cụ Thu Giang")
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét