Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Thiên tài vật lý đưa giải pháp cuối cùng cho loài người

Nhà vật lý lừng danh từ đại học Cambridge nói rằng sự sống của con người trên Trái đất chưa bao giờ mong manh như lúc này.

Thiên tài vật lý đưa giải pháp cuối cùng cho loài người - 1
Hawking cảnh báo con người nên tìm hành tinh khác để sống trong tương lai gần.
Thiên tài vật lý Stephen Hawking vừa có tuyên bố mới nhất, khẳng định công nghệ hiện đại cần được kiểm soát bởi một “chính phủ thế giới” nhằm đảm bảo tương lai cho sự sống con người. Hawking nói về mối nguy của trí tuệ nhân tạo (AI) và tin rằng chỉ có một sự kiểm soát quy mô toàn cầu mới đảm bảo an toàn cho con người.
Hawking nhận định nhân loại đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử khi quá tải dân số, biến đổi khí hậu và dịch bệnh gia tăng. “Kể từ khi có nền văn minh loài người, chưa bao giờ chúng ta gặp phải những khó khăn nhiều như bây giờ”, Hawking nhấn mạnh.
Hawking cho rằng công nghệ đang phát triển với tốc độ vượt bậc và chỉ cần một sự sơ ý hoặc mất kiểm soát của một quốc gia, chiến tranh sinh học hoặc hạt nhân có thể xảy ra. Thiên tài vật lý cũng đề nghị tìm ra giải pháp quản lý những loại vũ khí quá nguy hiểm này.
Mô hình “chính phủ thế giới” được Hawking đề cập nhưng ông cũng cảnh báo đây sẽ trở thành một dạng độc tài, chuyên quyền.
Thiên tài vật lý đưa giải pháp cuối cùng cho loài người - 2
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.
Trong một bài báo trên tờ The Guardian, Hawking viết: “Với tôi, mối lo lớn nhất trong lịch sử nhân loại là biến đổi khí hậu, cung ứng đủ thực phẩm, quá tải dân số, sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật, dịch bệnh và sự nhiễm axit ở các đại dương”. Giáo sư từ trường đại học Cambridge này nói rằng công nghệ tiến bộ vượt bậc với sự sản sinh các loại vũ khí tối tân, nhưng con người không có biện pháp nào để chạy trốn khi thảm họa xảy ra.
“Trong vài trăm năm tới, chúng ta sẽ lập được thuộc địa trên các hành tinh mới nhưng hiện giờ, con người chỉ có một Trái đất. Chúng ta cần bảo vệ nó”, Hawking cảnh báo. Tháng 9 năm ngoái, thiên tài vật lý này từng nói nguy cơ thế giới bị xóa sổ bởi dịch bệnh.






2 lần bị hỏi có thần linh hay không, Đức Phật đưa ra 2 đáp án khác nhau và lý do đáng ngẫm


Có 2 người tìm đến Đức Phật để mong thắc mắc của họ được giải đáp, và với mỗi người, câu trả lời của Đức Phật lại khác. Điều này khiến các môn đồ của Ngài rất thắc mắc.

Một buổi sáng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi yên lặng trong một khu vườn cùng các môn đồ của mình thì có một người đàn ông rón rén tới ngồi gần họ. 
Người đàn ông này là một người vô cùng sùng kính thần Rama. Ông đã mất nhiều năm thờ phụng thần Rama, dùng rất nhiều tiền của của bản thân để xây nhiều ngôi đền thờ vị thần này trên khắp đất nước. Suốt ngày ông lẩm nhẩm hát những bài kinh nhắc đến tên gọi và sự vĩ đại của thần Rama. 
Tuy nhiên, giờ đây, khi đã già yếu và đang đi đến những năm cuối cùng của cuộc đời, ông thấy những nỗ lực của mình dường như không được đáp lại. Chính vì thế, ông lão muốn đi gặp Đức Phật, người đượ cho là có trí tuệ thông suốt, hiểu được mọi lẽ trên đời để mong có thể được giải đáp câu hỏi, liệu thần linh có thật trên đời hay không. 
2 lần bị hỏi có thần linh hay không, Đức Phật đưa ra 2 đáp án khác nhau và lý do đáng ngẫm - Ảnh 1.
Sáng hôm ấy, ông đã bạo gan đến gặp Đức Phật và hỏi: "Thưa Đức Phật, xin hãy nói cho tôi biết, thần linh có thực sự tồn tại không?" Đức Phật nhìn người đàn ông, biết ông ta là một người sùng kính thần Rama vô cùng nhiệt thành, nên nghiêm khắc nói: "Không, trên đời làm gì có thần linh". 
Nghe xong câu trả lời này, ông lão cùng các môn đồ của Đức Phật như thở phào nhẹ nhõm khi biết được rằng, chẳng có thần linh nào cả. Họ thì thầm to nhỏ với nhau về những điều Đức Phật nói. 
Để chắc chắn hơn, các môn đồ lại hỏi lại câu đó, mong nghe được sự khẳng định lần nữa của Đức Phật, nhưng Đức Phật lại im lặng trước câu hỏi của họ. 
Trong khi đó, những lời nói này của Đức Phật đã lan xa khắp cả thành phố. Cả thành phố ăn mừng vì Đức Phật đã nói trên đời không có thần linh. Họ đều vui mừng vì từ đây không còn phải lo lắng khi nghĩ về địa ngục, thiên đường hay việc có một đấng tối cao nào đó luôn nhìn xuống thế gian, phán xét hành động của họ. 
Một buổi tối khác, khi các môn đồ đang ngồi xung quanh Đức Phật thì có một người theo thuyết vô thần bước vào. Ông ta đã thuyết phục hàng ngàn người thành công, rằng trên đời này chẳng có thần linh, cũng chẳng có ác quỷ mà chỉ có hành động của con người quyết định tất cả. 
Thế nhưng, dù cả đời đã nhất nhất tin theo điều đó, đến cuối đời, người đàn ông lại có chút hoài nghi: "Nhỡ có thần linh thì sao? Chẳng phải ta đã phí hoài cả cuộc đời để chứng tỏ một điều không có thật sao?" 
Bị nỗi hoài nghi dày vò, ông ta quyết định tìm đến Đức Phật để hỏi cho ra lẽ. Người đàn ông bước vào căn phòng mà Đức Phật đang ngồi rồi hỏi: "Thưa Đức Phật, hãy cho tôi biết thần linh có tồn tại không". 
Đức Phật biết người đàn ông này cả đời là người vô thần, nên đã trả lời ông ta: "Có, thần linh có tồn tại". 
Khi người đàn ông đã an tâm ra về, các môn đồ của Đức Phật hết sức thắc mắc, đã hỏi Ngài rằng, tại sao với 2 người Đức Phật lại đưa ra 2 câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi như vậy. 
Đến lúc này, Đức Phật mới trả lời họ rằng: "Thật ra việc tin rằng thần linh thực sự tồn tại hay không tồn tại, về cơ bản đều chẳng để làm gì. Điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận ra một sự thật rõ ràng nhất, đó là bản thân phải thật sự nỗ lực và chăm chỉ. 
Câu trả lời của ta chỉ giúp họ điều chỉnh thái độ cực đoan trong đức tin của mình mà thôi". 
2 lần bị hỏi có thần linh hay không, Đức Phật đưa ra 2 đáp án khác nhau và lý do đáng ngẫm - Ảnh 2.
Lời bàn: Đúng như Đức Phật nói, việc bỏ ra quá nhiều công sức, thậm chí là cả tiền của cho những đức tin cực đoan của mình là hoang phí và không cần thiết. 
Nếu tin rằng có thần linh để tự răn đe bản thân sống tốt hơn, không làm chuyện xấu, thì cũng tốt ngang với việc tin rằng không có thần linh nào có thể giúp đỡ ta ngoài chính bản thân ta. 
Đây chính là hàm ý sâu sa của Đức Phật và đã được thể hiện qua 2 câu trả lời khác nhau của Ngài dành cho 2 người đàn ông đã dành cả cuộc đời, tiền bạc và tâm sức của họ để chứng minh những điều vô nghĩa. 


































Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Ranh giới giữa kẻ tầm thường và người đẳng cấp chỉ cách nhau ở 3 điều này: Không tu thân dưỡng tính, có tiền tài, địa vị cũng chẳng thể ngẩng đầu lên!

Không bỏ được những thói xấu này, dù giàu có hay chức cao đến đâu cũng mãi chỉ là kẻ tầm thường, không phải người đẳng cấp.

Đẳng cấp của một người không được quyết định bởi của cải vật chất, mà được đánh giá thông qua nhân cách, quá trình tu dưỡng. Bạn đầu tư thời gian của mình vào đâu thì sẽ trở thành người tương xứng như vậy.
Người xưa có câu: "Thời gian là vàng là bạc". Chỉ có những kẻ tầm thường mới phung phí tài sản quý giá nhất của mình để làm 3 điều sau.
Càng tầm thường, ham muốn càng nhiều
Ở Ấn Độ, người ta thường dùng một cái lồng gỗ để bắt khỉ. Họ sẽ cho thức ăn vào lồng đó rồi khóa lại. Con khỉ thấy thức ăn liền tiến lại chiếc lồng, thò tay vào lấy. Nó định bỏ chạy thật nhanh, nhưng lại không thể rút tay ra khỏi chiếc lồng vì vẫn đang nắm chặt thức ăn. Vì vậy, khỉ nhanh chóng bị bắt.
Thật ra chúng ta cũng chẳng khác gì những con khỉ kia. Chúng ta dễ bị cám dỗ bởi ham muốn của bản thân, để rồi cuối cùng đánh mất tự do của chính mình. Một khi vượt quá giới hạn, mong muốn sẽ biến thành gánh nặng, gông cùm trói buộc con người.
Trang Tử từng dạy: Cứ nhìn vào những kẻ ham hố vật chất mà xem. Họ sợ hãi cả ngày - sợ một ngày tiền bạc của họ sẽ biến mất. Mỗi ngày, họ lại thêm tham lam vì sợ rằng của cái sẽ vơi bớt đi.
Sống mà phải lo âu như vậy, cuộc đời còn có ý nghĩa gì nữa?
Ham muốn chính là một cái hố sâu không đáy, ngày qua ngày lại càng thêm sâu.
Những người tầm thường sẽ dễ bị mắc kẹt trong ham muốn của chính mình, khó thoát ra được. Thật ra, biết hài lòng với những gì mình có chẳng phải là điều gì nhục nhã, thấp kém. Muốn sống một đời hạnh phúc, con người phải học cách biết đâu là giới hạn. Vì vậy, bạn đừng nên lãng phí quá nhiều thời gian để lo lắng về vật chất.
Thay vào đó, hãy làm phong phú thêm tâm hồn mình. Trên thế giới này, có cả hàng ngàn thứ cám dỗ khiến bạn ham muốn đến kiệt sức. Chỉ khi biết buông bỏ, bạn mới thực sự hiểu hạnh phúc là gì.
Càng tầm thường, càng khó tha thứ
Tại một nhà hàng nọ, có vị giám đốc nổi tiếng làm ầm ĩ chỉ vì bị người bồi bàn lỡ tay đánh đổ súp lên người. Dù người bồi bàn đã xin lỗi hết mức, thậm chí đến mức phát khóc, nhưng vị giám đốc đó vẫn không chịu bỏ qua.
Vào thời nhà Tống, khi nhà chính trị, quân sự Phạm Trọng Yêm đang đọc sách, người lính cầm cây đèn chẳng may làm lửa bén vào tóc ông, gây cháy. Thấy thế, người lính liền sợ hãi tột độ và chân thành dập đầu tạ lỗi . Tuy nhiên, Phạm Trọng Yêm nhanh chóng tha thứ cho người hầu của mình, thay vì trách tội và hủy hoại cuộc đời anh ta.
Khác với những kẻ tầm thường luôn sân si, để bụng những chuyện nhỏ nhặt, người đẳng cấp luôn biết cách tha thứ cho người khác. Họ hiểu rằng không ai là hoàn hảo, có thể phạm sai lầm bất cứ lúc nào. Quan trọng là phải biết học hỏi, rút kinh nghiệm từ chính những sai lầm đó thì mới có thể đem lại kết quả tốt trong lần sau. Vì vậy, người đẳng cấp luôn sẵn lòng tha thứ và cho người khác cơ hội thứ hai.
Cuộc đời ngắn ngủi, vì thế đừng lãng phí thời giờ để chấp nhặt. Sống như vậy, bạn chỉ rước thêm bực tức vào người, lại còn khiến mọi người cảm thấy khó để thân thiết với bạn.
Một nhà hiền triết từng nói: "Thẳng tính cũng không nên quá đà, phải hiểu chuyện cũng như hiểu người". Vì thế, dù có chuyện gì xảy ra, cũng nên cảm thông và tha thứ cho người khác. Điều này không chỉ khiến mình thoải mái mà còn tích đức cho bản thân.
Càng tầm thường, càng thích đàm luận thị phi
Trong thời đại Internet này, tin đồn thất thiệt lan truyền nhanh như vũ bão. Ai cũng có thể trở thành "anh hùng bàn phím" mà chẳng tốn một xu. Chỉ cần không vừa mắt, người ta sẵn sàng nhận xét, đánh giá, vùi dập nhau bằng những ngôn từ khó nghe, vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư cá nhân.Ranh giá»›i giữa kẻ tầm thường và người đẳng cấp chỉ cách nhau ở 3 Ä‘iều này: Không tu thân dưỡng tính, có tiền tài, địa vị cÅ©ng chẳng thể ngẩng đầu lên!
Trong Phật giáo có từ "khẩu nghiệp" - dùng lời nói để bêu xấu người khác, tạo nghiệp cho chính mình.
Trước đây, Nguyễn Linh Ngọc - một trong những thế hệ diễn viên đầu tiên của Trung Quốc - đã tìm đến cái chết sau khi bị một tờ báo lá cải thêu dệt tin đồn, gây tổn hại đến đời tư của cô. Khi ấy, người ta mới nhận ra, lời nói cũng có sức sát thương kinh khủng, chẳng khác nào "giết người không dao".
Hiện nay, trong xã hội không thiếu những thành phần kiêu ngạo luôn thích nói chuyện đúng sai, cho mình cái quyền được phán xét người khác. Những người như vậy dù có địa vị cao, của cải nhiều đến đâu cũng chỉ thuộc loại tầm thường. Bởi lẽ, càng nói nhiều, nội tâm sẽ trở nên rỗng tuếch, chẳng còn gì.
Do đó, đừng cố soi xét và đánh giá cuộc sống của người khác. Việc của bạn là sống một đời lạc quan, tập trung vào con đường mình đã chọn, kiên nhẫn tu thân dưỡng tính để trở thành người thành công được người người kính trọng.














Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Ăn chay theo quan điểm Phật giáo Đại thừa

Phải nói ngay rằng, trong tất cả kinh điển Đại thừa, không có một kinh nào Đức Phật cho phép ăn thịt. Không những vậy, Đức Phật còn nói rõ việc ngăn cấm ăn thịt.

Trong tất cả kinh điển Đại thừa, không có một kinh nào Đức Phật cho phép ăn thịt. Không những vậy Đức Phật còn nói rõ việc ngăn cấm ăn thịt. Điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì chính từ kinh điển Đại Thừa, Đức Phật công bố rõ ràng rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng, vì đều có Phật tánh (tức là tính giác) và đều sẽ giác ngộ trong tương lai: "Ta là Phật đã thành, và chúng sinh là Phật sẽ thành". 
Trong Kinh Lăng Già (Lankavatara): Ngài bảo: "Có thể có một số tín đồ của Ta còn u tối sau khi ta nhập diệt, không biết được lời dạy và sự dạy của Ta và có thể kết luận sai lầm rằng Ta cho phép họ ăn thịt và rằng chính Ta cũng ăn thịt. Điều này hẳn là sai lầm. Vì làm sao mà những người đang trú trong một cái tâm từ bi, tu tập khổ hạnh và cố gắng theo con đường Đại Thừa lại có thể bảo những người khác ăn thịt thú vật? Quả thực, Ta đã từng đưa ra những luật tắc về sự ăn chứ không về sự ăn thịt, mười điều phải tránh và ba điều được chấp nhận. Nhưng trong Lăng Già này cũng như trong các kinh Tượng Nhiếp (Hastikashiya), Bảo Vân, Niết Bàn (Nirvàna) và Chỉ Man (Angulimàlika), ăn thịt là tuyệt đối bị cấm. Không phải chỉ trong quá khứ mà cả trong tương lai và hiện tại, tất cả các tín đồ của Ta phải kiêng thịt thú vật dù thịt ấy đã được làm bằng bất cứ cách nào. Nếu có ai tố cáo rằng chính Ta đã ăn thịt và cho phép những kẻ khác ăn thịt thì kẻ ấy chắc chắn phải bị sinh vào cõi khổ. Những người thánh thiện từ chối mà không ăn cả đến thức ăn của người bình thường huống chi là ăn thịt! Thức ăn của chư vị ấy là thức ăn chân lý (Dharmàhàra - Pháp thực); Pháp thân của Như Lai được phù trợ bằng thức ăn ấy."
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật lại một lần nữa nói lên việc ngăn cấm ăn thịt: "Người tu chánh định, cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm sát hại chẳng trừ, thì chẳng thể ra khỏi, dẫu có nhiều trí thiền định hiện tiền, mà chẳng dứt sát hại, ắt phải lạc vào đạo qủy thần. Hạng trên thành tựu đại lực qủy, hạng giữa thành phi hành dạ xoa và các loại qủy soái, hạng dưới thành địa hành la sát. Các loài qủy thần kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều xưng đã thành đạo vô thượng, sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, loại qủy thần này sôi nổi trên thế gian, tự nói ăn thịt cũng được đạo Bồ Đề....Các ngươi nên biết, những người ăn thịt, dù được khai ngộ tựa như Tam Ma Địa, nhưng đều là giống La Sát, khi hết phước báu, ắt phải chìm đắm trong biển khổ, chẳng phải đệ tử Phật. Những người như thế, giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không thôi, làm sao ra được khỏi luân hồi."
Sau đây là những lý do không ăn thịt được Đức Phật nói ra trong kinh này:
 1. "Tất cả chúng sinh từ xưa đến nay, lần lượt theo nhân duyên làm lục thân quyến thuộc với nhau, suy nghĩ thịt này là người thân kiếp trước của mình, do đó không nên ăn thịt.
2. Thịt lừa, la, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú... vì nhiều hàng thịt bán lẫn lộn, do đó không nên ăn thịt.
3. Như thợ săn, đồ tể, cầm thú ngửi mùi họ liền sanh kinh sợ, chó thấy oán ghét sủa vang, do đó không nên ăn thịt.
4. Vì khiến người tu hành chẳng sanh khởi từ tâm, do đó không nên ăn thịt. Phàm phu ham thích hôi thúi bất tịnh, có tiếng tăm xấu xa, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người trì chú chẳng thành tựu, do đó không nên ăn thịt.
5. Vì người sát sanh thấy hình súc sinh khởi thức phân biệt, ham đắm mùi vị, do đó không nên ăn thịt. Kẻ ăn thịt bị chư Thiên chê bỏ, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến miệng hôi hám, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người có nhiều ác mộng, do đó không nên ăn thịt.Ảnh minh họa
6. Vì đến chỗ rừng hoang vắng lặng, cọp sói ngửi được mùi hương gây sự nguy hiểm, do đó không nên ăn thịt. Vì làm cho ăn uống thất thường, do đó không nên ăn thịt. Vì khiến người tu hành chẳng sanh chán lìa, do đó không nên ăn thịt. Ta thường nói rằng: Khi muôn ăn uống, nên nghĩ đây là thịt của con mình hoặc nghĩ là thuốc độc, do đó không nên ăn thịt. Cho Phật tử ăn thịt là không có chỗ đúng.
. Lại nữa, Đại Huệ ! Xưa kia có vua tên Sư Tử Đô Đà Ta, ăn đủ thứ thịt, dần dần cho đến ăn thịt người, dân chúng chịu không nổi, tụ tập mưu phản, vua liền bị lật đổ, người ăn thịt có lỗi như thế, do đó không nên ăn thịt.
8. Lại nữa, Đại Huệ! Những người sát sanh vì ham tài lợi mà sát sanh buôn bán cá thịt, bọn ngu si ăn thịt chúng sanh; dùng tiền làm lưới mà bắt lấy các thứ thịt. Người sát sanh ăn thịt, hoặc dùng tài vật, hoặc dùng câu lưới bắt lấy những chúng sanh bay trên trời, lội dưới nước và đi trên bờ, đủ thứ giết hại, mua bán cầu lợi, gieo nhân chịu quả, sẽ thọ ác báo. Đại Huệ! Ta dạy Phật tử nên dùng Pháp thực, không dạy ăn thịt, cho đến không mong cầu, không nghĩ tưởng đến những cá thịt, do nghĩa này không nên ăn thịt.
9. Đại Huệ! Ta có khi phương tiện nói Giá Pháp, cho ăn năm thứ tịnh nhục hoặc là mười thứ, nay ở kinh này xóa bỏ tất cả phương tiện, bất cứ lúc nào, chủng loại nào, phàm thuộc loài thịt chúng sanh, thảy đều đoạn dứt. Đại Huệ! Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác còn chẳng ăn phi thời và tạp thực, huống là ăn thịt cá ư? Tự không ăn cũng chẳng bảo người khác ăn. Dùng tâm Đại bi dẫn đầu, xem tất cả chúng sanh như con một của mình, do đó chẳng ăn thịt con".
Theo Quan điểm về ăn chay của đạo Phật