Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2020

Cái giá của tự do

Những nỗ lực hướng tới dân chủ và tự do là một câu chuyện diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Tự do là một thuộc tính tự nhiên của con người, như Jean Jacques Rousseau (1712-1778) - nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Pháp - 1789, đã từng nói: “Con người sinh ra đã có tự do”. Nhưng thuộc tính tự do của mỗi cá nhân luôn có xu hướng bị “đồng hóa”, bởi quyền tự do của các cá nhân luôn ràng buộc, thậm chí khống chế lẫn nhau. Bản tính tự do tự nhiên của con người được phát huy hiệu quả ở mức độ nào là tùy thuộc vào tầm vóc văn hóa và những điều kiện riêng của từng cá nhân, cùng kết quả quá trình tiến hóa của toàn xã hội.Kết quả hình ảnh cho Cái giá của tự do
Con đường tới tự do
Đối với đại đa số con người, điều kiện cơ bản đầu tiên của tự do là một đời sống vật chất ở mức tối thiểu. Chỉ cần bằng trải nghiệm ít nhiều trong cuộc sống, người ta cũng không khó để nhận ra cái minh triết trong lời nhắn nhủ: “Hãy kiên quyết đừng để mình trở nên nghèo túng; hãy sử dụng ít hơn bạn có. Sự nghèo túng là kẻ thù lớn đối với hạnh phúc con người; nó phá hủy tự do, và nó khiến một vài đức hạnh trở thành không thực tế, và số còn lại cực kỳ khó khăn” của Samuel Johnson (1709-1784)- nhà văn, nhà đạo đức học người Anh, thật đáng giá và thực tế biết bao! Hóa ra muốn có tự do thì trước hết con người cần phải thoát nghèo.
Tuy nhiên, để thoát nghèo, con người cần nhiều đức tính, nhưng phải chăng không thể không có những lựa chọn mạo hiểm! Người ta đã đúc kết rằng: “Một người nông dân từ bỏ một mái lều tranh, còn khó hơn một nhà tư sản từ bỏ một lâu đài”! Rằng đó phải chăng cũng chính là những “cái quẩn quanh”, không dám mạo hiểm - bứt phá, khiến chủ thể khó thoát nghèo!? Vì vậy cái “không gian tự do” của họ cứ mãi hạn hẹp! Lịch sử đã chứng minh rằng: những dân tộc chậm phát triển, tất nhiên khó mà có dân chủ và tự do nơi họ, thường cũng là những dân tộc có lịch sử ít mạo hiểm.
Nhìn sâu hơn vào bản chất, sự mạo hiểm chính là một phần của tự do, bởi rõ ràng tự do trước hết được thể hiện ở quyền tự do lựa chọn, mà gắn liền với mỗi lựa chọn luôn tiềm ẩn khả năng sai lầm. Erich Seligmann Fromm (1900-1980) - nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức, cho rằng: “Không thể có tự do thật sự mà không có tự do vấp ngã”. Cái giá phải trả cho tự do thực sự, chính là sự vấp ngã. Hay như Mahatma Gandhi (1869 -1948) - người hùng dân tộc Ấn Độ, đã phát biểu: “Tự do không đáng để có nếu nó không bao gồm tự do được sai lầm”.
Hơn thế nữa như nhà giáo dục người Mỹ-William Arthur Ward (1921-1994) đã lý giải: “Người không mạo hiểm điều gì, chẳng là gì. Anh ta có thể tránh được đau buồn và thống khổ, nhưng anh ta không thể học hỏi, cảm nhận, thay đổi, trưởng thành hay thực sự  sống. Bị xiềng xích bởi sự khuất phục, anh ta là kẻ nô lệ đã từ bỏ tất cả tự do. Chỉ người dám mạo hiểm mới có tự do”. 
Do đó những kẻ cầu toàn, sợ mắc sai lầm, đều không thể có tự do đích thực. Và tương tự như thế, những kẻ không dám nhận trách nhiệm cho mỗi quyết định của mình cũng không thể là con người tự do. Rằng như Elbert Green Hubbard (1856-1915)- nhà văn và triết gia người Mỹ đã nói: “Trách nhiệm là cái giá của tự do”. Theo Anna Eleanor Roosevelt (1884-1962) (phu nhân của tổng thống Mỹ- Franklin D. Roosevelt (1882-945) - nhà tiên phong trong phong trào ủng hộ nữ quyền, tích cực trong nỗ lực hình thành nhiều định chế, trong đó đáng kể nhất là tổ chức Liên hiệp quốc) thì: “Tự do đòi hỏi rất nhiều ở mỗi người. Đi cùng với tự do là trách nhiệm. Với người không sẵn sàng trưởng thành, người không muốn mang sức nặng của chính mình, đây là một viễn cảnh đáng sợ”. Điều này có nghĩa là, đối với những thực thể “chưa trưởng thành” thì quyền tự do, hay “không gian tự do” sẽ tự nó bị tước đoạt, hay chính họ lại muốn nhường quyền tự do quyết định cho người khác. Cũng như họ dễ dàng bị kẻ khác cướp đoạt quyền tự do của mình. Họ dường như không dám “độc lập”, không dám “tự chủ”, bởi họ không có khả năng “tự quyết định” cũng như “tự chịu trách nhiệm”. Đây chính là hình ảnh thực tế, về những lớp người chưa trưởng thành, những dân tộc chưa trưởng thành. Và thật khó nói đến những ý tưởng kiến tạo, những tư tưởng khai mở, cũng như sự đột phá từ họ!
Tự do và những kẻ thù
Kẻ thù đầu tiên của tự do là thái độ hèn yếu không dám đấu tranh để có quyền tự quyết cũng như tiếp nhận trách nhiệm gắn liền với nó, nhưng đó không phải là kẻ thù duy nhất. Ở thái cực ngược lại, kẻ thù của tự do còn là khi người ta không tự nhận ra tính hữu hạn về sức mạnh và khả năng của mình, nên đã tự cho mình cái quyền tự do vô lối, nên liều lĩnh trong hành động, hoang tưởng như mình có quyền uy và năng lực tuyệt đối, trong việc tác động vào đời sống xã hội. Rằng tính chủ quan này, chính là một dạng suy thoái năng lực của con người. Điều này thường xảy ra ở những “kẻ độc tài giải phóng chính mình, nhưng lại nô dịch hóa nhân dân” như vua hề Charlie Chaplin (1889-1977) đã bóc mẽ. Và như thế, chúng trở thành những kẻ bóp chết tự do, không chỉ của người khác, mà của cả chính chúng.
Ngoài ra như William Arthur Ward cũng đã chỉ rõ: “Kẻ thù của tự do là lãng phí, thờ ơ, phóng đãng, và thái độ xảo quyệt muốn có mà chẳng bỏ công”. Quả thật, nếu những phẩm tính không mong muốn này lại đồng thời tồn tại ở một nơi nào đó, thì ở đó yêu cầu thực thi quyền tự do sẽ trở thành một thứ hoang tưởng!?
Độ rộng hẹp của “không gian tự do” luôn phụ thuộc vào sức mạnh nội tại của chủ thể. Rõ ràng những kẻ phải nhờ cậy sức mạnh của người khác để có tự do thì thứ tự do đó chỉ là thứ tự do không thực chất và khó bền lâu. Đó dường như là một chân lý phổ biến trong đời sống, cũng như trong lịch sử. Đến đây khiến người ta nhớ đến lời hiệu triệu “Tự do, Sancho ạ, là sức mạnh của ngọn giáo chiến đấu!” của kỵ sĩ Don Quijote nói với người đồng hành Sancho Panza trong  tiểu thuyết nổi tiếng “Don Quijote xứ Mancha” của nhà văn Tây Ban Nha-Miguel de Cervantes y Saavedra (1547-1616). Điều này cũng đã được bàn đến trong bài “Tự do-sức mạnh của ngọn giáo” (Tia Sáng ngày 27-4-2016).
***
Lịch sử đã chứng minh rằng, một xã hội muốn phát triển, thì trước hết quyền tự do của xã hội ấy phải được phát triển. Thêm nữa, như Karl Heinrich Marx (1818-1883) đã từng nói: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”! Như vậy, chỉ có tự do của mỗi cá nhân được đảm bảo, mới có thể tạo nên tự do của một quốc gia, đặt nền tảng cho quốc gia phát triển. Mặt khác như chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1069) đã nhấn mạnh: “Đất nước độc lập nhưng nếu nhân dân không tự do, hạnh phúc, thì độc lập ấy không có ý nghĩa gì”. Điều này còn có nghĩa là, độc lập trước ngoại bang chỉ là một tiền đề, nó chưa hẳn đã mang đến tự do, lại càng không phải là mục đích cuối cùng! Và từ thực tiễn lịch sử cho thấy, quá trình giành độc lâp, có thể chỉ diễn ra trong ngắn hạn, nhưng quá trình để đi đến tự do, thường lại là một quá trình kiến tạo, gian khổ, phức tạp, chịu nhiều biến động, thử thách, mở và dài hạn.
Tự do thật mong manh và dễ đổ vỡ, nó là hệ quả của biết bao yếu tố ngoại lực và nội lực. Nhưng rõ ràng một thực thể nào đó dẫu đã có độc lập, nhưng vẫn chưa trưởng thành, thì vẫn còn rất  xa vời với tự do gắn với phát triển, thậm chí có thể sự độc lập của nó cũng sẽ bị đe dọa. Và  khả năng “tự quyết định” cũng như dám “tự chịu trách nhiệm” của mỗi thực thể, chính là những tiêu chí quan trọng, góp phần làm nên sự trưởng thành của thực thể đó! Vậy nên chăng cần bắt đầu, từ việc tạo lập quy trình, khiến cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức xã hội phải “tự quyết định” cũng như phải “tự chịu trách nhiệm” về mọi hành động của mình !? Rằng đó chính là khởi đầu quan trọng, nhất thiết phải vượt qua, trong lộ trình đi đến tự do cá nhân và tự do xã hội! Và điều sau cùng cần nhớ, dù có như thế nào thì cũng “không thể bảo vệ tự do trong khi nhân dân không nhận thức được nó“, cái điều mà John Adams John Adams (1735-1826) - phó tổng thống đầu tiên của Mỹ (1789-1797) và là tổng thống thứ 2 của Mỹ (1797-1801), đã nhắn gửi.
Ý thức về phẩm giá cũng như trách nhiệm với bản thân và đồng loại cùng với những mạo hiểm và sự hi sinh có thể gắn với các lựa chọn, một cách tự nhiên những yếu tố đó chính là khuôn khổ đằng sau quyền tự do của con người. Và con người chỉ tự do thực sự khi chấp nhận khuôn khổ ấy một cách tự nguyện. Một người có ý chí khát khao vươn tới mục tiêu của mình, sẽ nhận ra, tự do chính là “tự do phục tùng những luật lệ mà một người tự thiết lập cho chính mình”, cái điều mà Jean Jacques Rousseau cũng đã đề cập. Và rõ ràng mục tiêu càng cao thì cái luật lệ mà họ tự thiết lập càng nghiêm ngặt, cũng như tính tự phục tùng phải càng lớn. Đó là cái giá tất yếu phải trả để làm người tự do đích thực, bởi nếu không người ta buộc phải thuộc về một thái cực khác trong thực tế cuộc sống, đó là tự nguyện một cách có ý thức hoặc vô thức bằng lòng với sự mất tự do, hoặc phải chấp nhận một thứ tự do giả hiệu, thứ tự do trong phục tùng nghiêm ngặt những luật lệ, những quy tắc mang tính áp đặt từ người khác.
Những con người tự do đích thực là tài sản quý giá không bỗng dưng mà có. Mỗi con người sinh ra đã có tự do, nhưng để làm người tự do là kết quả của nỗ lực phấn đấu không ngừng từ bản thân mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội, mà trước hết đó là sản phẩm của nền giáo dục. Một trong những điều kiện cơ bản để có con người tự do là họ phải được hưởng một nền giáo dục tốt. “Trẻ em cần phải được giáo dục và được hướng dẫn những nguyên tắc của tự do” như John Adams đã đúc kết.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2020

Lấy trí tuệ làm sự nghiệp




Đức Phật khuyên chúng ta, nghe được một điều gì, phải suy nghĩ xem có đúng với chân lý hay không, khi đem ra thực hành có lợi mình, lợi người hay không, nếu có thì mới tin, không nên tin một cách mù quáng, thiếu trí tuệ.
Chúng ta cũng nên học đức Phật, đầu tư vào sự nghiệp trí tuệ. Muốn có trí tuệ thì chúng ta phải học. Đạo Phật gọi trí tuệ có được nhờ việc học là “văn tuệ”. Học ít thì biết ít, học nhiều thì biết nhiều, không học thì không biết. Giáo lý của đức Phật rất nhiều, được chép lại trong tam tạng kinh điển. Chúng ta học một bộ kinh thì biết một bộ kinh, học hai bộ kinh thì biết hai bộ kinh, học ba bộ kinh thì biết ba bộ kinh, học nhiều bộ kinh thì biết nhiều bộ kinh.
Tại sao đức Phật phải thuyết rất nhiều kinh? Vì chúng sinh có rất nhiều phiền não. Cũng giống như có nhiều loại bệnh thì cần phải có nhiều loại thuốc để đối trị. Chúng sinh nhiều phiền não khác nhau, nên đức Phật chỉ dạy nhiều phương pháp để giúp chúng sinh đối trị với các phiền não đó.
Bởi vậy, người học Phật cần phải học rộng nghe nhiều, không nên nói rằng: “Tôi tu chỉ cần tụng một bộ kinh Vô Lượng Thọ, hoặc một bộ kinh Pháp Hoa, hoặc một bộ kinh Đại Bảo Tích, hoặc một bộ kinh Hoa Nghiêm… là đủ, không cần tụng kinh gì khác nữa”. Nếu tụng một bộ kinh là đủ thì đức Phật dạy chúng ta nhiều bộ kinh để làm gì? Đức Phật là bậc tỉnh thức.
Trong mười danh hiệu của đức Phật, có ba danh hiệu là: Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc và Thế Gian Giải. Chánh Biến Tri là bậc hiểu biết đúng đắn khắp tất cả pháp. Minh Hạnh Túc là bậc có đầy đủ trí tuệ và từ bi. Thế Gian Giải là bậc hiểu biết tất cả mọi điều về thế gian. Trí tuệ và sự hiểu biết của đức Phật rộng lớn như biển nên Ngài mới có ba danh hiệu đó, và mới đủ tư cách làm thầy của trời, người. Là người học Phật, noi theo gương Ngài, chúng ta cũng phải mở rộng kiến thức của mình ra. Muốn trí tuệ của mình rộng như biển thì chúng ta phải thâm nhập kinh tạng, phải học Phật pháp.
Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật cũng đã dạy chúng ta phải học rộng nghe nhiều mới có thể tăng trưởng trí tuệ, thành tựu biện tài, giáo hóa tất cả mọi người, đến chỗ an vui, hạnh phúc. Muốn giáo hóa người khác, khuyên họ đi chùa, tìm hiểu hoặc tu học Phật pháp, trước tiên, chúng ta phải có sự hiểu biết sâu rộng, nếu không thì không thể thuyết phục được họ.
Trong bốn lời nguyện lớn của một người học Phật, có một lời nguyện là: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Chúng ta phải học hết tất cả pháp môn, đọc hết tất cả kinh điển. Chúng ta đọc một bộ thì hiểu được một bộ, đọc hai bộ thì hiểu được hai bộ, càng đọc nhiều thì kiến thức của chúng ta càng mở rộng thêm. Người học Phật đừng bao giờ nghĩ rằng mình chỉ đọc một bộ kinh là đủ. Trên thực tế, nếu đọc tam tạng kinh điển, ta sẽ thấy đức Phật nói đến rất nhiều kiến thức từ Phật pháp, đến xã hội, và cả con người. Trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân, đức Phật đã nói về sự hình thành và phát triển của thai nhi qua từng tháng một, từ lúc mới thụ thai cho đến khi sinh ra. Nếu Ngài không có kiến thức về y học thì làm sao Ngài nói được chuyện như vậy. Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng mình chỉ cần biết tu thôi, không cần biết cái gì khác nữa. Nếu thế thì mình không thể là bậc đại trí, không thể là người học rộng hiểu nhiều được.
Người học Phật phải phát huy trí tuệ. Sau khi nghe xong một bài giảng của quý thầy, hoặc đọc xong một bộ kinh nào đó, chúng ta cần phải suy nghĩ, nếu thấy đúng thì tin, còn không đúng thì có quyền không tin. Cái hay của đạo Phật là không bắt người Phật tử phải tin tuyệt đối vào lời đức Phật dạy, hay lời quý thầy giảng. Đức Phật khuyên chúng ta, nghe được một điều gì, phải suy nghĩ xem có đúng với chân lý hay không, khi đem ra thực hành có lợi mình, lợi người hay không, nếu có thì mới tin, không nên tin một cách mù quáng, thiếu trí tuệ.Cái hay của đạo Phật là không bắt người Phật tử phải tin tuyệt đối vào lời đức Phật dạy, hay lời quý thầy giảng.
Sau khi đã suy nghĩ thật thấu đáo, thấy những lời dạy trong kinh, hay những lời giảng của quý thầy, là đúng thì chúng ta bước vào tu tập, thực hành. Đã thấy con đường đúng thì phải cất bước đi. “Lộ bất hành bất đáo, sự bất tác bất tri”. Biết đường mà không đi thì không thể nào đến đích. Biết chùa Hoằng Pháp mà cứ ngồi hoài ở nhà làm sao đến chùa được? Muốn đến thì phải đi, muốn no thì phải ăn. Nhìn một mâm cơm, thấy hết các loại thức ăn, biết món nào ngon món nào dở, nhưng không ăn thì không thể nào no bụng. Giáo pháp của đức Phật cũng vậy. Khi chúng ta đã học và hiểu rồi thì phải thực hành, có như thế mới đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội ở hiện tại cũng như tương lai.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Nghịch Lí Người Treo Cổ


Vị thẩm phán nói với người tử tù rằng anh ta sẽ bị treo cổ vào giữa trưa.
(ảnh tự ghép)
Ngày hành quyết sẽ là một ngày nào đó từ thứ hai đến thứ sáu, nhưng người tử tù sẽ không biết chính xác đó là hôm nào. Vì thế anh ta sẽ phải nhận một bất ngờ không mấy dễ chịu gì khi cai ngục đến gõ cửa và đưa anh ta đi. Chờ đợi cái chết đến một cách bất ngờ, đây là hình phạt mà vị thẩm phán đưa ra. Và ông cam kết với người tử tù rằng chắc chắn anh ta sẽ bị bất ngờ.
Người tử tù suy luận rằng: "Họ sẽ không treo mình lên vào thứ sáu. Bởi vì nếu đến thứ năm mà vẫn không có ai gõ cửa thì có nghĩa rằng ngày thi hành án chắc chắn là thứ sáu. Và như vậy thì chẳng còn gì bất ngờ nữa. Vì thế nên họ chắc chắn sẽ phải đến vào một ngày từ thứ hai đến thứ năm. Trong trường hợp đó, họ cũng không thể đến vào thứ năm được, bởi vì đến thứ tư mà không có ai gõ cửa thì chắc chắn ngày thi hành án sẽ là thứ năm rồi"
Người tử tù suy luận dựa trên logic đó và tin rằng vị thẩm phán chẳng có cách gì để gây bất ngờ được cho anh, vì thế nên họ sẽ không bao giờ có thể xử tử anh cả.
Khi người tử tù bị treo cổ và trưa thứ tư, anh ta đã hết sức bất ngờ.
(ảnh: Judge Alex)
Như vậy, logic của người tử tù đã sai ở đâu? Và nếu như nó không sai thì làm thế nào mà vị thẩm phán có thể tin chắc rằng anh ta sẽ bị bất ngờ? Câu hỏi triết học hóc búa này có tên gọi là "The unexpected hanging paradox", và cho đến nay nó vẫn chưa có lời giải chính thức thỏa đáng nào. Các trường phái triết học, lí luận học, và toán học vẫn còn đang tranh luận xoay quanh vấn đề đó.
Mặc dù vậy, trường phái lí luận học có đưa ra một tuyên bố mà tôi cảm thấy cũng khá thỏa đáng. Đó là "self-contradictory" - sự tự mâu thuẫn. Hãy tưởng tượng như thế này nhé: Có một trò chơi bài đơn giản với năm lá bài được đặt sấp trên bàn. Chúng sẽ lần lượt được lật lên và nhiệm vụ của bạn là đoán xem liệu lá bài tiếp theo có phải là quân jack không. Người chia bài nói với bạn 02 điều:
01. Có đúng một quân jack trong năm lá bài.
02. Bạn sẽ không bao giờ có thể chắc chắn được liệu quân bài tiếp theo có phải là quân jack hay không.
(ảnh sưu tầm)
Bạn nhanh chóng nhận ra rằng cũng giống như trong trường hợp của người tử tù, nếu như có bốn lá bài đã lật lên mà vẫn chưa thấy quân jack. Thì chỉ còn lại một lựa chọn - một quân bài cuối cùng, và bạn sẽ biết chắc chắn 100% đó là quân jack. Như vậy sẽ có một hoặc hai điều xảy ra:
Hoặc là quân cuối cùng là quân jack, như vậy tức vế sau mà người chia bài đã nói là xạo. Hoặc quân cuối cùng không phải là quân jack, tức vế trước mà người chia bài nói là xạo. Và bởi vì cả hai vế không thể nào cùng một lúc đúng được. Cho nên ta có thể nói rằng con mèo của Shrödinger đã bóc toàn bộ lí luận của người chia bài ra và biến nó trở thành một lí luận tự mâu thuẫn (self-contradictory). Và bởi vì bản thân lí luận gốc đã tự mâu thuẫn, cho nên bất cứ suy luận nào suy diễn từ nó đều không có giá trị. Bản thân người chia bài không hẳn là đã nói dối, những bởi vì một trong hai điều họ nói với bạn chỉ trở thành xạo nếu như bạn rút đến quân bài thứ tư mà vẫn chưa thấy quân jack đâu. Người chia bài tạo ra một nghịch lí chỉ xảy ra nếu như bạn rút đến quân bài cuối cùng, cho đến lúc đó thì nghịch lí vẫn chưa xảy ra và cả hai điều họ nói vẫn còn đúng. Tôi (tạm) gọi đây là "nghịch lí cơ hội tự mâu thuẫn": một nghịch lí chỉ trở nên tự mâu thuẫn khi có một điều kiện khác xảy ra.
(ảnh sưu tầm)
Thử nghĩ xem, đây mới chỉ là 05 lá bài. Nếu như có 100 lá thì sao? Bạn biết rằng nếu như bạn lật hết 99 lá bài mà vẫn thấy quân jack đâu, thì bạn có thể chứng mình người chia bài đã nói xạo. Nhưng điều đó có dễ không, khi mà người chia bài có nhiều cơ hội hơn gấp 99 lần bạn để chơi xỏ bạn. Quay trở lại với người tử tù, vấn đề cũng hoàn toàn tương tự. Anh ta suy luận dựa trên một "nghịch lí cơ hội tự mâu thuẫn" và đã hết sức bất ngờ khi kết luận của mình sai.
Còn bạn, bạn có còn thấy bất ngờ nữa không?
(ảnh: Suprised Patrick)
Bonus: Dựa trên những điều tôi vừa viết, nếu như có một mệnh đề tự mâu thuẫn, tôi có thể chứng minh bất cứ điều gì là đúng. Như vậy, giả sử có một mệnh đề là 1=0, tôi có thể chứng minh rằng mình là Spiderum.
Nếu như 1=0, cộng hai vế cho 1 ta sẽ có 2=1. Spiderum và tôi là 2 thứ khác nhau. Nhưng bởi vì 2=1 cho nên tôi và Spiderum là 1.
Tôi chính là Spiderum.

Nghịch lý thợ cạo


Ai là người cắt tóc cho bác thợ cạo?
Một người thợ cạo thành Seville (Tây Ban Nha) nói: 'Tôi và chỉ tôi cắt tóc cho tất cả những ai ở thành Seville này không tự cắt tóc được'. Câu hỏi đặt ra là: Ai cắt tóc cho bác thợ cạo này?
Nghịch lý thợ cạo (đôi khi còn gọi là nghịch lý thợ cắt tóc) là một vấn đề nan giải được phát triển từ nghịch lý Russell. Nó được chính Bertrand Russell sử dụng như một minh họa cho nghịch lý mang tên ông, mặc dù ông gán cho một nhân vật vô danh nào đó đã gợi ý ví dụ này cho ông. Ví dụ này chỉ ra một kịch bản rõ ràng hợp lý lại trở nên phi logic.
Một ông thợ cạo được định nghĩa là "người mà cạo cho tất cả những người khác, những người mà không thể tự cạo cho mình". Câu hỏi đặt ra là, vậy ông thợ cạo có tự cạo cho chính mình?
Việc giải đáp câu hỏi này sẽ dẫn đến một sự mâu thuẫn. Người thợ cạo A không thể cạo cho chính mình vì theo định nghĩa ông chỉ cạo cho những người không thể tự cạo cho chính họ. Nhưng nếu ông thợ cạo A không cạo cho chính mình thì ông A ấy lại thuộc nhóm người mà sẽ được cạo bởi ông thợ cạo (bao gồm A), nghĩa là ông ấy lại cạo được cho chính mình.
Kết quả hình ảnh cho Nghịch lý thợ cạo

Lý giải:
Nếu người này tự cắt tóc cho mình hoá ra bác ta đã làm trái lời mình đã tuyên bố 'chỉ cắt cho những ai không tự cắt tóc được'. Nhưng không thể có chuyện người khác cắt tóc cho bác ta vì người này đã tuyên bố 'tôi và chỉ tôi mới cắt tóc cho những ai không tự cắt tóc được'.

Việc giải đáp câu hỏi này sẽ dẫn đến một sự mâu thuẫn. Người thợ cạo không thể cạo cho chính mình vì theo định nghĩa ông chỉ cạo cho những người không thể tự cạo cho chính họ. Do đó, nếu ông ấy tự cạo cho mình thì ông ta không thể là một ông thợ cạo (theo định nghĩa). Nhưng nếu ông thợ cạo không cạo cho chính mình thì ông ấy lại phù hợp với nhóm người mà sẽ được cạo bởi ông thợ cạo (và cứ thế, khi là người thợ cạo thì ông không thể cạo cho chính mình)

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

13 nghịch lý nhưng lại là chân lý

Nhiều chân lý trong cuộc sống lại có vẻ ngoài khá nghịch lý. Những điều này nhìn qua dường như khó mà đúng, tuy nhiên theo kinh nghiệm chứng minh là chúng lại chính xác. Và chỉ khi ta suy nghĩ cẩn thận hơn, thì mới nhận ra là chúng thật sự rất hợp lý.

1. Bạn càng ghét một tính cách nào đó của người khác, thì càng có nghĩa là bạn đang chối bỏ tính cách ấy bên trong mình.

Nhà tâm lí học Carl Jung tin rằng tính cách của người khác làm bạn khó chịu chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của tính cách bản thân mà bạn đang chối bỏ mà thôi. Freud gọi nó là “sự phóng chiếu (projection).” Ví dụ, một người cảm thấy thiếu an toàn vì cân nặng của bạn thân thường sẽ gọi người khác là “mập.” Một người cảm thấy bất an vì túi tiền sẽ phê phán cách dùng tiền và kiếm tiền của người khác.

2. Người nào không tin được ai thì không đáng tin.

Những người thường thấy bất an sẽ dễ phá hủy mối quan hệ. Ta sẽ thường thấy trong những người này xuất hiện triệu chứng nhân vật chính (tức là cảm thấy đời mình khó khăn, mình là nhân vật chính và phải đương đầu nhiều khó khăn hơn, trong khi người khác là nhân vật phụ, họ cũng phải hỗ trợ cho ta giải quyết khó khăn của đời mình). Mà hơn nữa, một cách để bảo vệ mình khỏi bị tổn thương là làm tổn thương người khác trước.

3. Càng thất bại nhiều, càng có khả năng thành công.

Cứ lấy bất kì câu danh ngôn thành công của người nổi tiếng nào làm ví dụ. Bạn nghe nhiều rồi. Edison đã thử 10 nghìn lần trước khi tạo được bóng đèn. Michael Jordan bị đuổi khỏi đội bóng rổ trường trung học. Thành công đến từ sự tiến bộ; sự tiến bộ đến từ thất bại. Không có đường tắt đâu.

4. Càng học nhiều, càng thấy mình biết ít.

Đây là ý kiến của Socrates. Mỗi lần hiểu biết thêm điều gì, thì tư duy ta lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

5. Bạn càng ít quan tâm đến người khác, thì cũng càng ít quan tâm đến chính mình

Tôi biết điều này sẽ đi ngược lại nhận thức của nhiều người. Bạn sẽ tưởng tượng ra mấy thằng khốn ích kỷ chỉ biết đến mình.Nhưng mà này, con người thường đối xử với người khác theo cách họ đối xử với chính mình. Có thể bề ngoài thì không đúng, nhưng sâu bên trong, ai càng đối xử tồi với người khác thì cũng càng đối xử tồi với chính mình

6. Càng thành thật về lỗi lầm của mình, người ta càng nghĩ bạn hoàn hảo

Bạn càng thoải mái với việc mình không phải là người giỏi giang, vĩ đại, thì người khác lại càng nghĩ bạn chắc là thần thánh phương nào!

7. Càng kết nối, càng cô đơn.

Tuy ta càng ngày càng giao tiếp thường xuyên,nhưng nhiều nhà khoa học khám phá ra rằng con người ta ngày càng cảm thấy cô đơn và buồn khổ trong xã hội hiện đại mấy chục năm gần đây.

8. Càng sợ thất bại, càng dễ thất bại.

Dựa trên thuyết lời tiên tri tự hoàn thành (self-fulfilling prophecy). Nói cách khác, cầu được ước thấy.

9. Thứ gì càng nhiều, bạn càng ít muốn có

Con người rất hay bị thiên kiến khan hiếm (scarcity bias). Trong vô thức, ta cho rằng những thứ khan hiếm mới có giá trị, còn thứ gì đầy rẫy thì lại không. Sự thật không phải như vậy (hãy nghĩ đến không khí đi, rất nhiều, nhưng rất có giá trị, không tin bạn cứ thử nín thở).

10. Cách tốt nhất để ở bên ai đó là không cần phải ở bên người ấy mãi.

Nguyên tắc của tôi là không tham lam. Cách tốt nhất để duy trì một mối quan hệ tình cảm tốt là đầu tư vào chính mình, để vẫn có thể vui vẻ trong những lúc không có người yêu ở bên.

11. Càng cố tranh cãi, càng khó thuyết phục.

Vấn đề là đa số luận điểm về bản chất đều cảm tính. Khi tranh cãi, nghĩa là nền tảng giá trị hay nhận thức của một người nào đó đang bị xâm phạm. Logic chỉ dùng để đánh giá những thứ nằm ngoài niềm tin mà thôi. Người ta thường không thay đổi quan điểm về niềm tin của mình vì người đối diện nói rất khách quan hay logic. Để thực sự tranh luận, tất cả các bên phải thực lòng bỏ cái tôi sang một bên và chỉ làm việc với dữ liệu trên bàn. Rất khó xảy ra chuyện này, nhất là đối với những người hay chém gió trên mạng.

12. Càng có nhiều lựa chọn, càng khó hài lòng.

Đây gọi là nghịch lí của sự lựa chọn. Người ta nghiên cứu thấy rằng, càng có nhiều lựa chọn, thì ta càng ít hài lòng với mỗi lựa chọn. Lí do là khi có nhiều lựa chọn, thì chi phí cơ hội của mỗi lựa chọn càng lớn (nói dễ hiểu nghĩa là ta có cảm giác phải từ bỏ nhiều lựa chọn khác cũng hấp dẫn không kém), thế nên chọn cách nào cũng không vui.

13. Càng nghĩ rằng mình đúng thì càng không biết gì.

Có một mối tương quan trực tiếp giữa việc thoải mái đón nhận những luồng ý tưởng khác biệt và mức độ hiểu biết. Bertrand Russell đã nói: “Thế giới này gặp vấn đề là vì mấy thằng ngu thì cứ chắc chắn, còn những người thông minh lại hay nghi ngờ.”

10 câu hỏi vì sao của trẻ em hiếm người trả lời được

Bạn đã bao giờ chịu thua trước những câu hỏi của trẻ em chưa? Hãy thử sức với những câu hỏi hóc búa sau đây của chúng nhé.

Có những trẻ nhỏ mà "cái đầu" không hề nhỏ. Chúng có thể đặt ra những câu hỏi mà phụ huynh đành "pó tay". Chẳng hạn như 10 câu hỏi tại sao dưới đây. Hãy tham khảo câu trả lời để đề phòng sau này trẻ nhà bạn hoặc trẻ nhà người ta có hỏi thì không rơi vào thế bí bạn nhé!

1. Tại sao khi nước sôi lại bốc hơi?

Khi nước nóng lên, các phân tử nước bắt đầu chuyển động khiến chúng cách nhau ra. Nhiệt độ nước càng tăng cao, thì khoảng cách giữa các phân tử nước lại càng xa nhau. Cuối cùng, đến thời điểm khi các mối quan hệ giữa các phân tử trở nên quá yếu, thì các phân tử nước bay ra và trở thành hơi nước. Quá trình này được gọi là "bốc hơi"

2. Cái gì khiến cho máy bay không bị rơi xuống?

Điều gì khiến một chiếc máy bay Boeing-747 năng 162 tấn trên bầu trời không bị rơi xuống đất. Lý do cơ  bản là máy bay chịu  tác động bởi một "lực nâng". Bí mật của "lực nâng" nằm ở đôi cánh máy bay. Phía trên cánh máy bay được thiết kế vòm. Còn phía  dưới được thiết kế phẳng. 
Luồng không khí phía trên cánh, do phải đi một quãng đường xa hơn phía dưới cánh, nên phải di chuyển nhanh hơn và tạo ra áp suất nhỏ hơn. Luồng không khí phía dưới cánh di chuyển chậm hơn tạo ra áp suất lớn hơn. Cánh của máy bay có xu hướng dịch chuyển từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp, do đó mà xuất hiện lực nâng máy bay lên.

3. Tại sao tuyết màu trằng

Nhìn những hạt băng nhỏ li ti chúng ta biết rằng chúng không màu và trong suốt. Vậy tại sao khi kết hợp những hạt băng đó thành bông tuyết lại có màu trắng. Nguyên nhân là bông tuyết có bề mặt lồi lõm tạo ra hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng. Ánh sáng phản chiếu là màu trắng (mặc dù đi qua bầu khí quyển ta nhìn thấy màu vàng), do đó bông tuyết có màu trắng.

4. Tại sao tóc con người không có màu xanh

Tóc người có chứa sắc tố có thể làm cho nó trông đen, nâu, vàng, hoặc đỏ. Tóc của chúng ta cũng chứa bong bóng khí nhỏ. Sự kết hợp của các sắc tố và số lượng bong bóng khí có mặt trong tóc xác định màu sắc của nó. Các sắc tố có sẵn trong tóc kết hợp với bong bóng khí không thể tạo ra màu xanh hoặc màu xanh lá cây cho tóc của chúng ta.

5. Tại sao nước biển có màu xanh?

Nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám.
Mặt khác, khi ánh sáng xanh đi vào nước biển, chúng bị tán xạ hoặc phản xạ lại. Vì vậy cái ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng bị tán xạ hay phản xạ ấy.

6. Vậy tại sao bầu trời có màu xanh?

Trên không trung trái đất, có một tầng khí quyển không màu trong suốt, vậy màu "xanh da trời" ấy từ đâu đến? Ánh sáng mặt trời có 7 gam màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi những tia sáng đi vào khí quyển trái đất, thì chúng bị khúc xạ, hấp thụ, phản xạ và tán xạ . Bởi vì màu xanh bị tán xạ nhiều, nên trong giới hạn tầm mắt của con người, ta thấy bao trùm bầu trời là màu xanh. Tuy nhiên, bầu trời không phải hoàn toàn có màu xanh do sự hiện diện của những màu sắc khác trong quang phổ.

7. Điều gì gây ra sương mù?

Sương mù bao gồm vô số những giọt nước nhỏ hay các tinh thể băng treo trong không khí ngay trên mặt đất. Nó được hình thành khi không khí lạnh gặp mặt đất ấm áp, hoặc ngược lại. Trong cả hai trường hợp đều xuất hiện những đám mây hơi nước như tấm màn ảo điệu giăng ra khắp mặt đất.

8. Tại sao nước không cháy

Nước là do hai nguyên tố hidro và oxi tạo nên. Nước là sản phẩm sau khi khí hidro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxi nữa, cũng tức là nó không cháy nữa

9. Tại sao kim đồng hồ chạy từ trái sang phải?

Trước khi đồng hồ cơ khi được phát minh, người ta sử dụng sundials (đồng hồ dùng bóng của Mặt Trời) để đo lường thời gian.Ở Bắc bán cầu, người ta thấy mặt trời làm cho bóng tối di chuyển từ trái sang phải. Sau đó, trong lịch sử, đồng hồ cơ khí đã dựa vào hiện tượng này để thiếp lập sự quay của kim đồng hồ cũng từ trái sang phải.

10. Tại sao bánh xe tròn?

Điểm nằm chính giữa của vòng tròn được gọi là tâm. Tất cả các điểm trên vòng tròn đều có khoảng cách đến tâm như nhau và được gọi là bán kính. Bánh xe được thiết kế hình tròn, trục bánh xe được đặt vào tâm hình tròn đó, khi xe chuyển động, trục xe luôn cách mặt đất một khoảng bằng bán kính bánh xe, do đó người ngồi trên xe mới có thể giữ thăng bằng ổn định như ngồi dưới mặt đất. Giả sử bánh xe không phải là hình tròn, khi xe chạy, trục của xe sẽ lúc cao lúc thấp, xe sẽ không thể ổn định vững chắc và an toàn được.

3 Nghịch lý nổi tiếng thời cổ đại, bạn chứng minh được chúng là ngụy biện?

3 aporia - nghịch lý nổi tiếng thời kỳ cổ đại của nhà triết học Zenon. Đó là những nghịch lý sai lầm. Vậy bạn chứng minh được Zenon đang ngụy biện? Hãy thử sức  bạn nhé!

1. Nghịch lý Achilles và con rùa


Trong một cuộc chạy đua, người chạy nhanh nhất không bao giờ có thể bắt kịp được kẻ chậm nhất. Kể từ khi xuất phát, người đuổi theo trước hết phải đến được điểm mà kẻ bị đuổi bắt đầu chạy. Do đó, kẻ chạy chậm hơn luôn dẫn đầu. 

Trong nghịch lý Achilles và rùa, Achilles chạy đua với rùa. Ví dụ Achilles chấp rùa một đoạn 100 mét. Nếu chúng ta giả sử rằng mỗi tay đua đều bắt đầu chạy với một tốc độ không đổi (Achilles chạy rất nhanh và rùa rất chậm), thì sau một thời gian hữu hạn, Achilles sẽ chạy được 100 mét, tức anh ta đã đến được điểm xuất phát của con rùa. Nhưng trong thời gian này, con rùa cũng đã chạy được một quãng đường ngắn, ví dụ 10 mét. Sau đó Achilles lại tốn một khoảng thời gian nữa để chạy đến điểm cách 10 mét ấy, mà trong thời gian đó thì con rùa lại tiến xa hơn một chút nữa, và cứ như thế mãi. Vì vậy, bất cứ khi nào Achilles đến một vị trí mà con rùa đã đến, thì con rùa lại cách đó một đoạn. Bởi vì số lượng các điểm Achilles phải đến được mà con rùa đã đi qua là vô hạn, do đó anh ta không bao giờ có thể bắt kịp được con rùa.
Nhưng trong thực tế, người chạy nhanh hơn có thế vượt lên trước con rùa! Bạn sẽ lập luận thế nào để chứng minh nghịch lý đó của Zenon là ngụy biện?

2. Nghịch lý phân đôi hay nghịch lý đường đua


Một chuyển động phải đến được vị trí nửa quãng đường trước khi đến được đích.

Giả sử Homer muốn bắt một chiếc xe buýt đang dừng ở đó. Trước khi ông đến được vị trí chiếc xe buýt thì ông phải đến được trung điểm của khoảng cách giữa ông và chiếc xe buýt. Mà trước khi ông đến được trung điểm ấy, thì ông phải đến được điểm 1/4 khoảng cách. Mà trước khi đến được điểm 1/4 ấy ông phải đến được điểm 1/8. Trước điểm 1/8 là 1/16. Và cứ thế cho đến muôn đời. Điều đó có nghĩa rằng một vật muốn chuyện động tới địch phải vượt qua vô số trung điểm. Điều đó là không thể. Do đó vật chuyển động sẽ không bao giờ tới đích được.
Nhưng trong thực tế, vật chuyển động, giả sử không có gì ngăn cản, nó có thể đi tới đích. Điều đó chứng minh nghịch lý của zenon chỉ là ngụy biện. Vậy, nếu là bạn, bạn sẽ lập luận thế nào để chứng minh điều ấy?

3. Nghịch lý mũi tên bay


Nếu tất cả mọi thứ đều chiếm 1 khoảng không gian khi nó đứng yên, và nếu khi nó chuyển động thì nó cũng chiếm một khoảng không gian như thế tại bất cứ thời điểm nào, do đó mũi tên đang bay là bất động.
Trong nghịch lý mũi tên, Zeno nói rõ rằng để chuyển động xảy ra, thì đối tượng phải thay đổi vị trí mà nó chiếm giữ. Ông đã đưa ra ví dụ về một mũi tên đang bay. Ông lập luận rằng trong bất kỳ một khoảnh khắc (thời điểm) nào đó thì mũi tên không di chuyển đến vùng không gian nó đang chiếm, và cũng không di chuyển đến vùng không gian mà nó không chiếm. Nó không thể đang di chuyển đến nơi mà nó không chiếm, bởi vì thời gian không trôi để nó di chuyển đến đó, nó cũng không thể đang di chuyển đến nơi nó đang chiếm, bởi vì nó đã đứng đó rồi. Nói một cách khác thì tại mỗi khoảnh khắc của thời gian, không có chuyển động xảy ra. Nếu mọi vật đều bất động trong mỗi khoảnh khắc, và thời gian hoàn toàn là bao gồm các khoảnh khắc, thì chuyển động là không thể xảy ra.
Nhưng trong thực tế, rõ ràng mũi tên đang bay là nó đang chuyển động dần tới đích. Vậy bạn sẽ lập luận thế nào để chứng minh nghịch lý này của Zenon chỉ là ngụy biện? 
Trên đây là 3 aporia - nghịch lý mà nhà triết học thời kỳ cổ đại Hy Lạp sáng tạo ra. Thời nay, ai có thể chứng minh được nhà triết học này rơi vào ngụy biện.

17 nghịch lý cuộc đời bất cứ ai cũng cần phải hiểu

Cuộc sống của chúng ta chứa đầy những nghịch lý, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết và thay đổi bản thân để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Cuộc sống của chúng ta chứa đầy những nghịch lý, điều quan trọng là chúng ta cần phải biết và thay đổi bản thân để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

1. Bạn càng có nhiều lựa chọn thì bạn càng có ít sự thỏa mãn với những thứ mình có được

Đó là “nghịch lý của sự lựa chọn”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta có càng nhiều lựa chọn thì mức độ thỏa mãn đối với những thứ chúng ta có được càng ít đi. Lý thuyết này bắt nguồn từ việc khi chúng ta có nhiều sự lựa chọn, chúng ta có chi phí cơ hội lớn hơn hay nói khác đi là chúng ta mất nhiều thứ hơn để đạt được một thứ, bởi vậy niềm vui của chúng ta sẽ giảm bớt.
Mô tả hình ảnh

2. Bạn càng cố giữ ai đó ở gần thì bạn sẽ càng đẩy người đó ra xa bạn

Đây là những điều gây tranh cãi về sự ghen tuông trong các mối quan hệ; một khi cảm xúc và hành động mang tính nghĩa vụ, nó sẽ mất đi ý nghĩa của mình. Nếu bạn cố ép bạn gái phải dành cả ngày cuối tuần chỉ để ở bên bạn thì khoảng thời gian ấy cũng sẽ trở nên vô nghĩa mà thôi.
Mô tả hình ảnh
[qcngang]

3. Bạn càng học nhiều thì bạn càng nhận ra mình biết ít

Một câu ngạn ngữ cổ đã khẳng định: “Mỗi khi bạn tăng thêm một phần hiểu biết, nó thậm chí đặt ra nhiều câu hỏi hơn cả những gì bạn đã giải quyết được”.
Mô tả hình ảnh

4. Bạn càng ghét một điều gì đó ở người khác, nhiều khả năng bạn đang trốn tránh chính điều đó ở bản thân mình

Chẳng hạn, một người thường xuyên lo lắng về cân nặng sẽ luôn nói những người khác béo. Một người đàn ông bận tâm về tiền thường chỉ trích những người có chung mối bận tâm ấy.
Mô tả hình ảnh

5. Những người không tin tưởng bất cứ ai, không thể được tin tưởng

Mô tả hình ảnh
[qcngang]

6. Bạn càng cố gây ấn tượng với một ai đó thì bạn sẽ càng ít để lại dấu ấn ở trong họ

Mô tả hình ảnh

7. Bạn càng gặp nhiều thất bại thì bạn càng dễ gặt hái được thành công

Có lẽ bạn đã từng nghe thấy câu nói này ở nhiều nơi nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại. Hãy nhớ rằng chính Edison cũng phải thừa nhận rằng ông đã có tới hơn “10 nghìn bài học thất bại” trước khi cho ra đời 1 chiếc bóng đèn có thể làm việc.
Mô tả hình ảnh

8. Bạn càng sợ chết, bạn càng khó lòng tận hưởng được cuộc sống

Giống như Anais Nin từng nói rằng: “Cuộc sống sẽ thu hẹp hay mở rộng tương ứng với lòng dũng cảm của mỗi người”.
Mô tả hình ảnh

9. Bạn càng ít quan tâm đến người khác thì bạn càng ít quan tâm đến bản thân mình

Tôi nghĩ điều này có lẽ sẽ đi ngược lại với suy nghĩ của bạn từ trước đến nay. Nhưng con người thường có xu hướng đối xử với người khác giống như cách họ đối xử với chính bản thân mình. Có thể đó không phải là điều dễ dàng có thể nhận thấy được, nhưng những người độc ác với những người xung quanh thì cũng sẽ tàn nhẫn với chính bản thân họ.  
Mô tả hình ảnh

10. Bạn càng sợ thất bại thì bạn càng dễ thất bại

Điều này đã được khoa học chứng minh và được gọi là “lời tiên tri tự thực hiện” (self-fulfill prophecy)
Mô tả hình ảnh

11. Bạn càng nghĩ mọi việc khó khăn thì bạn càng khó đạt được nó

Khi chúng ta cho rằng một thứ gì đó khó khăn, một cách vô thức chúng ta có xu hướng khuyếch đại sự khó khăn đó. Chẳng hạn, trong nhiều năm, tôi cho rằng việc bắt chuyện và làm quen với một người xa lạ là một điều gì đó vô cùng “cao siêu”. Do đó, tôi dành rất nhiều thời gian để lên kế hoạch và học cách tiếp xúc với những người mới. Nhưng mãi sau này tôi nhận ra rằng, chỉ đơn giản nói một câu “xin chào” và bắt đầu những câu đơn giản, tôi đã có thể bắt đầu cuộc nói chuyện với những người chưa từng quen biết. Trước đây nếu tôi cho rằng mọi việc là đơn giản thì có lẽ tôi đã không mất nhiều thời gian đến như vậy. Khó hay dễ chỉ đơn giản nằm trong suy nghĩ của mỗi người.
Mô tả hình ảnh

12. Bạn càng thành thật về những lỗi lầm của mình bao nhiêu thì mọi người càng nghĩ bạn hoàn hảo bấy nhiêu

Mô tả hình ảnh
[qcngang]

13. Bạn càng cố tranh cãi với ai đó thì càng ít khả năng bạn thuyết phục được người đó nghe theo mình

Lý do cho điều này là bởi hầu hết các cuộc tranh cãi bắt nguồn từ cảm xúc. Chúng đến từ việc một ai đó cảm thấy các giá trị hay nhận thức của mình bị đe dọa. Logic chỉ được sử dụng để kiểm chứng và xác nhận những niềm tin và giá trị tồn tại từ trước đó.
Mô tả hình ảnh

14. Thứ gì càng có nhiều thì bạn càng ít ham muốn có được nó

Con người có bản tính là luôn ham muốn những thứ khan hiếm. Vậy nên nếu bạn muốn bản thân trở nên hấp dẫn, hãy khiến mình trở nên thật “hiếm” bạn nhé! :D
Mô tả hình ảnh

15.  Điều duy nhất chắc chắn là không có gì là chắc chắn cả 

Mô tả hình ảnh

16. Điều duy nhất không đổi chính là sự thay đổi!

Mô tả hình ảnh

17. Tất cả những điều đó giống như là…

Mô tả hình ảnh
Điều chúng ta cần làm là hiểu được những điều này và học cách thích nghi!!!

Nếu bạn thấy bài viết này hay và ý nghĩa, hãy chia sẻ với bạn bè của mình nhé!